5 Lời Khuyên Bổ Ích Dành Cho Sinh Viên Marketing

Làm sao để có thể trở thành một nhân viên marketing chuyên nghiệp trong tương lai với một khoảng thời gian phù hợp nhất?

  • Phải tiếp cận kiến thức thực tế một cách có chọn lọc như thế nào?
  • Phải làm những gì để nâng cao kiến thức, kỹ năng mà một marketer cần phải có?
  • Phải làm những gì để khi ra trường bạn dễ dàng nắm bắt được cơ hội việc làm?

Thậm chí khi còn ngồi trên ghế nhà trường bạn đã có thể kiếm tiền bằng kiến thức thực tế trong chuyên ngành của mình?

Vô số câu hỏi mình thấy các bạn sinh viên hay đặt ra. Vì thế, bài viết này dành cho những bạn đang hoang mang trong định hướng và tìm con đường phát triển bản thân với ngành Marketing. Cùng Tâm tham khảo qua nhé!

Mục đích của bạn là gì?

Tại sao bạn học Marketing? Mục tiêu 3 năm, 5 năm, 10 năm tới trong ngành Marketing của bạn là gì?

Hiện nay các bạn sinh viên có một bộ phận không nhỏ đi học đều vì gia đình ép đi học, thấy bạn học thì mình cũng học, thấy báo chí tivi nói nhiều về ngành này là “xu hướng là tương lai” nên học mà không tường tận ngẫm nghĩ về mục đích của bản thân.

Để không bị lạc lối thì bạn nên xác định rõ mục tiêu của mình là gì. Có người sẽ kêu là có nhiều tiền, có người muốn giúp đỡ cộng động, có người là muốn thay đổi thế giới,

Học, học nữa, học mãi

Tất nhiên với bất cứ một ngành nghề nào cũng vậy bạn phải luôn cố gắng, nỗ lực trau dồi kiến thức và kĩ năng.

Marketing là một trong những nghề giúp chúng ta có một cuộc sống đa chiều nhất @@ Bởi vì ai cũng muốn chúng ta làm họ vui Bạn sẽ chóng mặt vì sự “thiên biến vạn hóa” không ngừng của thị trường cũng như sự thay đổi trong thị hiếu người tiêu dùng.

Đừng ngủ quên khi chưa có gì trong tay bạn

Đừng đọc vài trang đã chán, tiếng Anh học vài chất lượngip đã buồn ngủ. Hãy học sẽ tỉnh táo hơn nếu đang chơi Liên Minh hoặc xem những chất lượngip hài nhảm nhí dài tập… Giải trí là tốt, nhưng đừng bỏ bê việc học?

Tỉ tỉ thứ bạn cần học

Có tỉ tỉ thứ cần bạn phải học trong ngành marketing để bắt đầu tốt thì theo Tâm bạn hãy học từ những kiến thức căn bản trước. Đây là những kiến thức nền tảng bao gồm những nguyên tắc cơ bản của marketing. Những kiến thức ấy bao gồm:

  • Bản chất của ngành marketing

  • Các hệ thống thông tin marketing và nghiên cứu marketing

  • Phân đoạn thị trường

  • Thị trường mục tiêu

  • Hành vi khách hàng

  • Mô hình marketing 4P’s

  • Quy trình tổng thể của kế hoạch marketing

Hầu hết các kiến thức trên có trong nhưng cuốn sách như Marketing căn bản, Thấu hiểu tiếp thị từ a-z của Philip Kotler vfa một số cuốn sách kinh điển về marketing khác bạn có thể tìm thêm.

Đó đều là những lý thuyết chuyên môn nhất định cần biết khi bắt đầu tiếp xúc với công việc này. Đừng cảm thấy nản mà hãy cố gắng tập trung hiểu rõ những vấn đề này. Những lý thuyết này chính là chiếc chìa khóa tạo ra những lối tư duy của bạn khi xây dựng chiến lược marketing sau này.

Ngoài ra những kiến thức căn bản, hàn lâm ra thì bạn còn cần rèn luyện thêm nhiều kỹ năng và kiến thức khác. Một số checklist dành cho bạn:

‎‎Hãy đọc nhiều hơn

Khi làm marketing, bạn cần hóa thân vào cuộc sống người tiêu dùng, đồng cảm với họ. Vì thế, một trong những cách để làm Marketing tốt là đọc thật nhiều.

Ngoài việc đọc sách chuyên ngành thì đọc sách văn học, hay các truyện ngắn về xã hội đều có ích, sẽ giúp bạn thấu hiểu con người ở nhiều góc độ khác nhau trong cuộc sống. Hãy nhớ rằng, những chiến dịch Marketing thành công đôi khi đến từ một “Insight” rất đời thường mà những phân tích máy móc chẳng bao giờ có thể chỉ ra được.

Xem quảng cáo – đọc case study

Mình thường xem rất kỹ từng bài quảng cáo trên Fanh/chị/embook, các quảng cáo khi bị cắt ngang trên youtube hay tivi để xem họ đang làm gì với từng ý tưởng và rèn luyện tư duy marketing rất hiệu quả. Khi xem bạn có thể tập tự mình đánh giá các chiến dịch Marketing dựa trên hiểu biết bản thân. Hoặc bạn có thể cập nhật case study thực tế từ những trang thông tin uy tín như Tomorrow Marketers, Brandsvietnam, Chỉ sau thời gian ngắn, bạn sẽ thấy tư duy của mình thay đổi rõ rệt.

Đặc biệt, nếu bạn có một Cộng đồng khiến bạn học hỏi và kích thích đam mê Marketing, hoặc có các chuyên gia trong ngành – để cùng trao đổi và tranh luận với bạn, thì không còn gì tuyệt vời hơn. Cũng đừng quên mở rộng mối quan hệ và học hỏi từ những người giỏi trong ngành.

Tham gia các khóa học marketing

Cần xem kỹ về tên học viện, review từ các anh chị đi trước và profile của giảng dạy. Học marketing thì có rất nhiều khóa học về các kiến thức liên quan. Quan điểm của mình là đừng chọn các khóa tổng quan và có các kiến thức chung chung mà hãy chọn các khóa học đi vào chi tiết và có thực hành, để các bạn có thể học xong áp dụng được ngay thì sẽ tốt hơn.

Du lịch và trải nghiệm cuộc sống

Với mình marketing là cuộc sống. Du lịch và trải nghiệm thêm những điều mới sẽ giúp bản thân mở rộng thế giới quan và gia tăng vốn sống của bạn để phục vụ cho công việc. Vật vả suốt nhiều tháng trời học tập và làm việc thì lâu lâu cũng nê “đổi gió”, hãy dành thời gian đi du lịch để cảm nhận cuộc sống ở nhiều vùng miền.

Nói chuyện với nhiều người ở ngành nghề khác nhau để hiểu thêm nhiều lĩnh vực. Mình thường kết hợp vừa đi du lịch vừa mở các buổi workshop để mở rộng quan hệ với những người cùng ngành. Khi bạn cảm nhận được Marketing hiện hữu ở mọi việc trong cuộc sống, thì xin chúc mừng – bạn đã bắt đầu có được cảm quan của một Marketer thực thụ.

Lo đi làm sớm!

Mình bắt đầu bước vào môi trường marketing khá sớm vào cuối năm nhất đại học. Việc khó khăn nhất lúc đó là phân bổ thời gian một cách hợp lý để có thể vừa đi học vừa đi làm. Kiến thức trên trường là không đủ.

Việc đi làm sớm sẽ không chỉ giúp bạn tự tin và giao tiếp tốt mà còn giúp bạn rèn luyện tổng hợp các kỹ năng bản thân, thực chiến với từng nhóm công việc để thấy nó không còn hàn lâm như trong sách vở. Kiến thức của bạn sẽ được mài giũa, bồi đắp khi bạn làm việc với những người giỏi hơn. Từ kỹ năng nói, kỹ năng sử dụng tin học văn phòng, đến tiếng anh,tất cả đều được rèn luyện để tuyệt vời hơn.

Chú tâm học tốt môn Marketing sẵn có ở trường: tiếp thu kiến thức, bỏ tâm sức để làm bài nghiên cứu, v.v… Dù các bạn hay càm ràm là học ở trường chẳng giúp gì khi đi làm cả, nhưng thực tế là có nhiều môn giúp bạn có cơ hội được biết “hương hoa” đôi chút về công việc của các bạn sẽ làm trong tương lai giống môn này đó.

Mình thấy khá nhiều bạn nhắn tin cho mình và nói đến năm ba đại học rồi mà vẫn chưa đi làm thêm nên bị mông lung về công việc chuyên ngành mình đang theo học. Vậy thì thử xin vào làm một công việc liên quan để cảm nhận môi trường làm việc marketing như thế nào ngay. Khi bạn có được một công việc thì những cơ hội mới sẽ mở ra, càng làm thì càng thấy nhiều cơ hội để bạn thỏa sức lựa chọn.

‎‎‎‎‎‎‎‎‎‎‎‎‎

Một số kinh nghiệm khi đi làm thêm marketing

‎‎‎‎‎‎‎‎‎‎‎‎‎

Hỏi đúng chỗ, đúng cách

Đi làm không giống đi học, không ai lúc nào cũng cầm tay chỉ việc cả vì vậy bạn phải hoàn toàn CHỦ ĐỘNG trong công việc của mình.

Khi mới bắt đầu đi làm hãy tìm hiểu thật rõ những quy trình chung của công việc, từ đó hiểu được công đoạn việc của mình. Kết hợp thêm óc quan sát để tìm hiểu trước, không hiểu chỗ nào mới nên hỏi các anh chị.

“Cái gì không biết thì tìm trên Google, cái gì không hiểu mới hỏi đồng nghiệp!”

Luôn luôn ghi chép

Sau khi đặt câu hỏi, hay tham gia các buổi training nào và nhận được câu trả lời rồi thì bạn nhớ ghi chép lại, đừng để lặp lại một câu hỏi thứ 2. Không ai có đủ sự kiên nhẫn và thời gian nhắc nhở bạn hoài một vấn đề lặp đi lặp lại như khi đi học đâu.

  • Ghi chép để nhớ kiến thức khi học
  • Ghi chép để đừng chậm trễ deadline
  • Ghi chép để không nói trước quên sau!

Chủ động trong mọi việc

Khi làm một công việc nào đó chứ không riêng gì marketing, hãy làm hết sức với tư duy của một người làm chủ. Vì khi đó bạn sẽ làm tất cả mọi việc liên quan đến công ty như cho chính bản thân mình một cách tận tâm và chuyên nghiệp hơn mà không cần đợi ai nhắc nhở mình cần phải làm gì. Như vậy là bạn đã chủ động với công việc của mình. Chính sự chủ động này sẽ giúp ích cho công việc và bản thân của bạn rất nhiều.

Có thể bắt đầu với công việc sales

Nếu bạn mới bắt đầu tìm việc làm trong ngành marketing mà chưa biết nên làm vị trí nào thì hãy thử làm sales. Có hai lý do bạn nên xin làm vị trí sales trước khi bđ sự nghiệp marketing của mình.

Thứ nhất: Bạn có cái nhìn thấu đáo hơn về mong muốn, suy nghĩ của khách hàng và cách thức để thuyết phục họ tiền đề cho việc nghiên cứu hành vi và phân tích khách hàng trong marketing. Mọi hoạt động marketing đều phải xuất phát từ những khó khăn hay động lực mạnh mẽ của người tiêu dùng vì thế khi đã hiểu rõ nó bạn hoàn toàn có thể phát triển thêm nhiều mảng khác trong marketing.

Thứ hai: Biết cách thức team sales hoạt động, những thuận lợi cũng như khó khăn mà team sales gặp phải trong quá trình tiếp cận và chốt sales một khách hàng. Tạo tiền đề để sau này khi ở vị trí marketing, bạn vẫn có khả năng điều phối ăn ý với team sales để cho ra kết quả tốt nhất.

Tất nhiên đối với những bạn đã xác định kỹ năng của bản thân thì vẫn có thể làm ở những vị trí công việc phù hợp.

Xây dựng thương hiệu cá nhân

Nói nghe ghê gớm nhưng đây đơn giản là một sự nhận diện của mọi người về bạn. Đơn giản là bạn tạo nên một profile của bạn trên các kênh Internet, các mạng xã hội như Fanh/chị/embook, Instagram, Linkedin, Skype,… để người khác liên lạc với bạn và nhận diện bạn dễ hơn thôi. Bạn nên dùng Fanh/chị/embook để PR, Marketing làm cho hình ảnh cá nhân của bạn trở lên đẹp trong con mắt của người khác.

Và nên dùng nó để chia sẻ các kiến thức, các hiểu biết của bạn về marketing, về các công cụ marketing, các cách làm marketing tối ưu… Đó chính là cách để xây dựng thương hiệu cá nhân cho bạn. Càng về sau này, bạn sẽ càng thấy thương hiệu cá nhân quan trọng đến mức nào trong việc quyết định sự thành công trong công việc của bạn.

Học thêm kỹ năng mới, công cụ mới

Kỹ năng là thứ không có trường lớp nào dạy bằng việc bạn phải tự trau dồi qua quá trình tự học và trải nghiệm thực tế. Tùy vào vị trí cụ thể trong marketing sẽ yêu cầu những kỹ năng khác nhau. (Kỹ năng tự học siêu quan trọng nhé!)

Ví dụ nếu bạn nhắm đến vị trí Marketing Executive, bạn phải có khả năng giao tiếp, diễn đạt, phân tích và tổ chức. Nếu muốn trở thành Content Writer thì viết lách phải thạo như ăn cháo, muốn làm Designer thì phải có mắt thẩm mỹ thần sầu và “chơi đùa” được với những phần mềm thiết kế, v.v…

Bạn không cần giỏi hết tất cả mọi thứ. Nhưng hãy tìm hiểu trước bạn muốn làm vai trò cụ thể nào trong thế giới marketing rộng lớn, để biết mình cần rèn luyện những gì.

‎‎‎‎‎‎‎‎‎‎‎‎Chia sẻ của Trần Hoàng Ngọc Tâm

Bài viết này có hữu ích với bạn không?

Click vào một ngôi sao để đánh giá bài biết!

Đánh giá trung bình 0 / 5. Số phiếu: 0

Không có phiếu bầu cho đến nay! Hãy là người đầu tiên đánh giá bài này.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết có 0 bình luận
THÔNG TIN NGƯỜI GỬIĐóng (x)

Bài Hay Nên Đọc

Bài Mới Xuất Sắc

Case Study Mùa Dịch: Bán Hết 500kg Cua Trong 1 Ngày

Đây là một case study khá thú vị với mình trong mùa dịch, chưa dừng việc bán hết 500kg cua mà những ngày tiếp theo...

Seeding Facebook – Hiệu Ứng Đám Đông Không Bao Giờ Đi Sau Thời Đại

Mình làm chuyên về dịch vụ seeding từ lúc mà seeding còn chưa biết đến nhiều bị. Thậm chí anh chị em đánh đồng vào...

Cổ Phiếu Bất Động Sản Có Phải Là Những Tài Sản Bất Động Thời Gian Tới?

Trước khi tìm hiểu dòng cổ phiếu BĐS có tiếp tục là dòng cổ phiếu đáng đầu tư cho năm 2021-2022. Chúng ta cùng nhìn...

Hạng mục đầu tư – Tại Sao Stocks Có Thể Đánh Bại Bonds Hay Gold?

Đầu tư có thể được hiểu là việc từ bỏ nhu cầu tiêu tiền ở thời điểm hiện tại của bản thân mình, chuyển số...

Ma Trận BCG Là Gì?

Được tạo bởi Boston Consulting Group, ma trận Boston – còn được gọi là ma trận BCG hoặc ma trận tăng trưởng – cung cấp...

Ngày Kép 5.5 Thì Làm Gì Để Nhiều Đơn Hàng?

Trước tiên, shop cần tối ưu lại trang chủ của shop, banner, hình ảnh sản phẩm và nội dung mô tả của các sản phẩm...