Mục lục
Đợt trước viết về hành trình 10 năm, mình hay nhận được chia sẻ, thắc mắc từ những người trẻ (gen Z), và kể cả những người không còn quá trẻ nữa, đến giờ mình vẫn hay nhận được câu hỏi. Xem như đây là chia sẻ đợt 2, về một vài điểm mà mình nghĩ là nếu biết được sớm thì coi như nhặt được vàng.
Làm gì thì làm, mindset phải tốt
Phải tốt là điểm đầu tiên, sau đó là phải vững. Mình không bàn/ đề cập về đúng, sai, tốt xấu vì cái gì cũng có hai mặt của nó.
Khi có mindset tốt, bạn sẽ có phương pháp đúng. Đúng phương pháp, bạn sẽ dễ dàng được kết quả hơn.
Ví dụ nếu bạn mong muốn có được những thứ abc thì bạn nên hiểu là bạn cần phải làm xyz. Giả như bạn mong muốn đi làm ra trường đi làm công ty lương tháng $1000, thì bạn cần phải thừa biết là bạn nên tự học/ đọc nhiều, đi làm thêm (intership/ part-time) thậm chí làm full-time để tích luỹ kinh nghiệm lúc còn SV. Bạn cũng nên tham gia nhiều hoạt động ngoại khoá (cả trong và ngoài trường), hội nghị sinh viên quốc tế. Tham gia nhiều, đi nhiều, đọc nhiều để tích luỹ kinh nghiệm, để hiểu, để biết.
Liên tục đặt ra những câu hỏi đúng để tìm ra hướng đi
Vd dễ là tại sao cùng là SV mới ra trường, người nhận lương ngàn đô, người làm lương 7-8 triệu? Thay vì hỏi/ phán xét “Con đó/ thằng đó may mắn ghê”, hay đi ganh tị với họ, hãy dành thời gian hỏi những câu hỏi có ích hơn, chẳng hạn “Bạn đó làm gì để đạt được điều đó nhỉ? cần kỹ năng gì? mình cần học/ cải thiện điểm gì? Mình nên làm thế nào?”
Có câu hỏi đúng, bạn sẽ có hướng đi đúng. Đó là điểm mình hay chia sẻ khi làm coaching. Như bản thân mình thì mình đã học cách tự self-coach chính mình từ 2011, đến nay đã gần 10 năm. Và “Why?” là một trong những câu hỏi mà ai cũng có thể tự bắt đầu để self-coach chính mình.
Câu trả lời cho vấn đề trên đơn giản thôi, nó nằm ở giá trị mà bạn tạo ra. Bạn càng tạo ra được nhiều giá trị cho xã hội, thì thu nhập của bạn càng cao.
Đôi khi mình cần “làm rỗng” (empty) hết tất cả những gì mình nghĩ là mình biết, sẵn sàng học hỏi, tiếp thu cái mới, cái hay từ mn xung quanh. Như vậy mới giúp bạn đi xa được. Một khi bạn nghĩ là bạn đã biết tất cả, thì giống như bạn đang tự dần “giết” mình. Nhớ rằng không ai biết tất cả, và bạn sẽ không biết được cái mà bạn chưa biết.
Đừng ngại đầu tư vào chính mình. Ngoài trí tuệ, thời gian là những cái hiển nhiên, đừng ngại bỏ tiền ra tham gia một khoá học (chất lượng). Có thể liên quan đến phát triển bản thân, chữa lành hay khoá chuyên ngành. Khi bạn có nhiều giá trị, chất xám tốt thì tạo ra tiền bạc chỉ là vấn đề thời gian thôi. Càng đầu tư vào bản thân, bạn sẽ thấy mình càng đắt giá.
Vd: đầu tư vào khoá học phát triển bản thân, chữa lành để có hiểu biết đúng đắn, để tiết kiệm vài năm đau khổ vật vã lên xuống. Vài triệu đồng đổi lại cho vào năm, đó là một cái giá quá hời.
Hiểu và tin tưởng về giá trị bản thân
Sự tin tưởng chính mình (ngay kể cả khi không ai tin tưởng mình), đó là chìa khoá để bạn xây dựng/ biến điều bạn muốn thành sự thật. Để thật sự có sự tin tưởng vững vàng được chính mình, xây dựng được sự tự tin nơi bản thân, bạn cần hiểu được bạn giỏi cái gì, giá trị cốt lõi của bạn ở đâu, bạn muốn điều gì trong cuộc sống. Đó là kim chỉ nam khi bạn lạc lối, khi cảm thấy như thế giới quay lưng lại với chính mình, và cũng là nền tảng để sống được đời bạn muốn.
Tự tin ở đây không đồng nghĩa với ngạo mạn. Tự tin là biết cái mình làm tốt, mình giỏi, phát huy nó. Chỗ nào chưa tốt thì tìm cách cải thiện nó.
Đừng giới hạn chính mình vào những cái khung. Bạn hơn thế nhiều (You are so much more than that)
Mình thấy nhiều bạn hay có xu hướng “đóng” mình vào một cái khung. Là hướng nội thì thế này, hướng ngoại thì thế nọ. Đừng hiểu sai ý mình nhé. Mình nghĩ hiểu được tính cách của mình ntn qua các bài trắc nghiệm là để hiểu mình hơn, nhưng suy cho cùng nó cũng là chỉ là một trong nhiều phương pháp để tham khảo thôi.
Vd khi bạn còn trẻ, tính cách của bạn chưa được định hình rõ, chưa ổn định nên bạn có thể có kết quả là hướng ngoại. Nhưng khi bạn trải nghiệm nhiều hơn, trưởng thành hơn, thì loại tính cách ấy nó ổn định hơn. Như bản thân mình thời 3 năm đầu ĐH của mình, mình thuộc loại ENTJ. Nhưng từ năm 4 đổ đi đến bây giờ, nó là INFP.
Cũng đừng tự giới hạn thu nhập của mình, kiểu năm muốn làm lương 500 tr? hay lương 6 con số ($100k) Nhỡ bạn có thể có thu nhập triệu đô thì sao. Bạn mới xài có 5% năng lực bộ não, 95% chưa được chạm đến mà, ai biết đâu được hầy ahihi Hay là phụ nữ thì không cần có thu nhập cao, nhàn nhàn 20tr/ tháng được rồi, chủ yếu chồng làm nhiều tiền là được. Nếu bạn thực sự muốn thì okay, còn nếu là do ảnh hưởng của gia đình, xã hội thì bạn nên xem lại. Cuộc sống này là của bạn, đừng để người khác “sống dùm bạn” nè.
Biết làm chủ & chịu trách nhiệm cho cuộc đời của chính mình
Đầu tiên, bạn phải hiểu được bạn là chủ của cuộc đời bạn. Có những thứ xảy đến sẽ nằm ngoài tầm kiểm soát, nhưng bạn luôn có quyền lựa chọn cách đối diện, cư xử với nó. Vậy làm sao để có thái độ đúng, để có thể làm chủ được? Chìa khoá là nằm ở việc bạn làm chủ suy nghĩ, cảm xúc của bạn giỏi đến đâu. Mình nói là làm chủ, mình không lạm dụng từ “điều khiển” (control) ở đây nhé.
Như khi coach, mình hay chia sẻ, làm chủ suy nghĩ tốt là làm sao để bắt những suy nghĩ của bạn nó phục vụ cho đường bạn đang đi, đạt được cái bạn muốn. Hạn chế những suy nghĩ tiêu cực lại.
Để làm chủ được cảm xúc tốt thì cần nhiều yếu tố. Ở đây mình chỉ đề cập đến trưởng thành về mặt cảm xúc. Trưởng thành về mặt cảm xúc là khi bạn có thể làm chủ được cảm xúc của bạn cho dù có chuyện gì xảy ra đi chăng nữa. Như mình hay chia sẻ, việc làm chủ cảm xúc nó cực kỳ quan trọng, vì vô hình chung cảm xúc sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến hành động, kết quả cũng chất lượng cuộc sống mà chúng ta thu về.
Nhớ rằng, hạnh phúc không phải là đích đến, mà bạn có thể có được nó ở đây, bây giờ. Hiểu và chấp nhận cảm xúc tiêu cực là một phần của cuộc sống (Life is 50-50) cũng như một phần của quá trình trưởng thành, cuộc sống của bạn sẽ bình an và tự do hơn rất nhiều .
Hiểu được Luật của “game” bạn đang chơi
Game ở đây là cuộc đời. Mình đã từng rất “serious” về nó, nặn, ép nó vào một cái khung. Mình đã từng luôn muốn điều khiển, bắt mọi việc nó xảy ra như ý mình. Rồi lúc không được như vậy, trong công việc hay tình cảm, mình đã rất buồn bã, thất vọng, giận dữ, cảm thấy thật bất công, vv.
Bài học lớn nhất mà mình nhận ra và học được trong 3 năm gần đây là bài học “Surrender” (dịch ra có lẽ là quy hàng?, mình không tìm được từ thích hợp để dịch. Đầu hàng thì chắc chắn không phải). Ý mình ở đây là Go with the flow – đi theo dòng chảy của cuộc sống.
Chia sẻ của Lê Nhân Anh