Cùng tìm hiểu về những lời khuyên của chuyên gian về “5 Cột Mốc Trong Lộ Trình Dành Cho Seller Mới Bán Trên Shopee” cho nhà bán hàng Shopee để nhanh chóng phát triển kinh doanh trên sàn.
Bài 1: Cơ Hội Viral Cho Shop Mới Với Shopee Feed
Cả nhà ơi, lại là Giang shop Hufuholic đây. Hôm nay mình sẽ chia sẻ kinh nghiệm sử dụng tính năng Shopee Feed để tiếp cận nhiều khách hàng mới hơn trên Shopee.
Đặc biệt tính năng này rất hợp cho các shop mới không có nhiều người theo dõi. Hy vọng bài viết này sẽ giúp cho nhiều bạn đang thắc mắc về tính năng này trong group nha. Số lượng người theo dõi không ảnh hưởng đến số lượng người xem bài quá nhiều.
Ví dụ mình có 1 shop Hufubling với 7000 theo dõi và 1 shop Hufuholic với 300k theo dõi thì bài của Hufubling có tầm 100-200 mắt xem còn bài của Hufuholic có 2000-3000 mắt xem.
Bài 2: Để Shop Có Hơn 100 Đơn/ngày Sau 2 Tháng Thành Lập?
Hello mọi người! Không biết là mọi người có đang dùng Hoàn Xu Xtra hay sắp dùng không? Mọi người nếu đã và đang dùng rồi cho mình xin vài trải nghiệm của mọi người nhé!
Như vừa qua mọi người có thể để ý từ tháng 6 Shopee đã quảng bá rầm rộ là 7/7 là Siêu Hội Hoàn Xu. Ai tinh ý là có thể biết luôn là Shopee đang muốn đẩy mạnh phần này.
Theo kinh nghiệm của mình Shopee có ra tính năng gì mới mình cứ bám theo đó thì đa phần sẽ thành công. Nhưng mình phải có chiến lược sản phẩm cũng như chiến lược giá như ở các bài chia sẻ trước.
DOANH SỐ = TRAFFIC X TỈ LỆ CHUYỂN ĐỔI X GIÁ TRỊ TRUNG BÌNH ĐƠN X SỐ LƯỢT KHÁCH HÀNG QUAY LẠI.
Mình thì thích dùng cách tăng traffic và tỷ lệ chuyển đổi vì nó là dễ nhất. Mà gói Hoàn xu Xtra này lại có cả 2 cái trên thêm cả tăng giá trị đơn hàng trung bình và nếu biết cách có thể tăng khách hàng mua lại nữa chứ.
Mình đồng ý là khi mới vào thị trường, việc bán lỗ là một trong những chiến dịch hiệu quả.
Lỗ (loss) ở đây được hiểu là một khoản đầu tư (investment), thường đổi lại sẽ là lượt mua, lượt đánh giá, traffic vào shop (business growth) abc xyz nhưng phải nói là những chỉ số này thực sự mang tính ước lượng.
Có khi nào bạn tự hỏi, lỗ đến khi nào và lỗ bao nhiêu là đủ không? Chẳng nhẽ, lỗ đến khi nào không chịu được nữa thì thôi.
Bản thân mình cũng mở Shop mới, không hẳn bắt đầu từ con số không, nhưng thật sự cũng chịu lỗ một khoản không hề nhỏ. Chính vì vậy mình có tìm hiểu một số chỉ số về lỗ và sự phát triển, post này mình xin chia sẻ để mọi người cùng tham khảo nha.
Bạn cần lưu ý, các chỉ số này không có đúng – sai, mà chỉ giống như là đèn để bạn thấy sáng hơn trong những tuy duy chiến lược trong đầu mà thôi.
Bài 4: Được Mất Khi Vay Nợ Ngân Hàng Để Kinh Doanh Shopee?
Nhân dịp Group mới làm cầu nối gói vay nợ ngân hàng UOB không thế chấp với số tiền lên đến 1.6 tỏi, lãi suất chỉ từ 10%, nhiều Shop sẽ tự hỏi có nên vay không?
Cá nhân mình nghĩ vấn đề chính không phải là NÊN hay KHÔNG vì lợi ích của việc vay vốn ngân hàng quá rõ ràng rồi.
Tài chính không quyết định tất cả nhưng không có tài chính khó có thể triển khai một ý tưởng kinh doanh dù có độc đáo và hấp dẫn đến đâu.
UOB đề xuất vay không thế chấp hay là vay tín chấp tức là dựa hoàn toàn vào uy tín cá nhân. Ở đây, ngân hàng dựa vào doanh thu 12 tháng trên Shopee của bạn (Không cần phải là Mall hay Shop Yêu Thích nhé).
Xét duyệt trong vòng 03 ngày. Cá nhân mình thấy rất dễ dàng, thuận tiện và nhanh chóng. Nên dấn thân. Nhưng quan trọng ở đây là vay vốn ngân hàng làm sao cho thực sự hiệu quả.
Bài 5: Mua – Bán Một Shop Trên Shopee Với Giá Bao Nhiêu Tiền
Về cơ bản thì khi định giá một Shop thì chênh lệch mức giá đang tranh luận ở mức “khủng” dao động từ 50tr đến 3-4 tỉ cho một Shop có doanh thu tầm 200tr, lãi dòng 20% (theo chủ shop) kèm theo các chỉ số traffic, đơn hàng và đánh giá ETC Nguyên nhân chính là do cách định giá trị doanh nghiệp khác nhau nên có tranh luận cũng nhất định không đi đến đâu.
- Chủ shop thì định giá theo phương pháp P/E, P/B hay P/S (Cách tiếp cận từ thị trường)
- Một số chuyên gia thì tiếp cận theo hướng chi phí tức số tiền bỏ ra để thiết lập một Shop tương tự (theo đánh giá thì chi phí này hiện tương đối thấp nên dẫn đến con số chỉ 50tr)
- Một số chuyên gia khác thì dùng phương pháp chiết khấu dòng tiền (DCF) tức định giá Shop theo dòng tiền mặt trong tương lai (theo đánh giá này thì tương đối cao với các chỉ số 12 tháng doanh thu hay 24 tháng doanh thu)
Thực tế là dù các công ty trước khi M&E đều được thẩm định dưới sự kết hợp của cả 3 cách này, nhưng đối với một Shop trên Shopee thì mình nhận định vấn đề còn nhiều hơn cả là định giá doanh nghiệp. Trong bài viết sau đây mình list ra một số suy nghĩ cá nhân: