Mục lục
Đợt dịch nghiêm trọng lần thứ 4 này làm cho mỗi cá nhân, mỗi gia đình đã có những thay đổi không hề nhỏ trong các quyết định mua sắm.
Họ giảm thiểu việc mua tùy hứng, thay vào đó, chọn mua những mặt hàng thiết yếu hoặc những gì có giá trị sử dụng lâu dài. Ngoài ra, hành vi mua sắm và thói quen mua sắm của họ cũng dần thay đổi. Từ mua sắm trực tiếp chuyển sang mua sắm online. Thời gian online trung bình của người dùng có xu hướng ngày càng tăng cao so với trước đây.
“Bình thường mới” sẽ hoàn toàn khác với những bình thường cũ trước đây mà chúng ta đã từng biết. Để thích nghi với những thách thức của “bình thường mới”, các hoạt động Marketing cũng cần có sự thay đổi.
Cô giáo mưa thấy có 4 xu hướng Marketing lớn trong thời kì “bình thường mới” dưới đây, mời mọi người cùng xem để có những thay đổi hoặc điều chỉnh phù hợp, đặc biệt là các boss, các cấp quản lý, và cả các cá nhân kinh doanh tự do.
Hiện diện online trở thành điều cấp thiết phải có
Hiện diện online bằng cách xây dựng và vận hành các nền tảng m. u. a sắm online. Ví dụ như đối với các chuỗi bán lẻ, các mô hình F&B, cần có nơi để khách hàng có thể đặt hàng online, chứ không chỉ dựa vào các cửa hàng, các điểm bán trực tiếp như từ trước đến nay.
Nếu 3 đợt dịch trước nhiều công ty vẫn còn phân vân có nên chuyển đổi sự hiện diện lên online hay không thì đến đợt dịch thứ 4 này họ cũng đã nhận ra đây là điều cần phải thay đổi, và thay đổi càng sớm càng tốt để có khả năng thích nghi với những biến động nhanh khó lường.
E-commerce, kênh phân phối online nhộn nhịp
Đặc biệt đối với các nhà bán lẻ, không thể không xem xét việc tham gia vào các sàn thương mại điện tử.
E-commerce là xu hướng mua sắm 4.0, đồng thời vẫn luôn có mức tăng trưởng cao kể cả khi dịch bệnh đang hoành hành. Đến những thương hiệu bán lẻ lớn như Vinamilk, Unilever… cũng phát triển theo xu hướng khi đã tham gia E-commerce mấy năm qua thì những nhà kinh doanh vừa và nhỏ tại sao không.
Tập trung cho marketing chuyển đổi
Sau dịch, nguồn tiền vận hành kinh doanh không còn nhiều, hoặc có khi đã cạn kiệt, cho nên các doanh nghiệp dù lớn dù nhỏ đều sẽ tập trung cho các hoạt động Marketing chuyển đổi thành khách hàng. Những chi tiêu cho hoạt động Branding có thể bị cắt giảm mạnh.
Marketing chiều sâu, không marketing chiều rộng
Nếu thời kì trước đây, có nhiều ngân sách cho Marketing, chúng ta nhắm tới việc Marketing đến với nhiều khách hàng mới (Marketing chiều rộng) thì giờ đây làm chương trình Marketing cho khách hàng cũ, chăm sóc khách hàng cũ thật tốt để tăng cường bán cho họ (Marketing chiều sâu) là điều được quan tâm hơn.
Sắp “bình thường mới”, mong là các anh chị em sẽ phục hồi sức khỏe kinh doanh tốt.
Chia sẻ của Võ Ngọc Đông Phương