Mục lục
Cách đây vài năm, chúng ta thường trao đổi ở thì tương lai về tiềm năng của thương mại điện tử (TMĐT) đa kênh cùng mô hình kinh doanh tập trung (omnichannel), cũng như lý do tại sao đây có thể là chiến lược quan trọng mà thương hiệu cần nắm bắt.
Nhưng tại thời điểm bây giờ, mô hình này không còn là giấc mộng xa vời khi công nghệ đã phát triển đủ để đáp ứng yêu cầu của mô hình này, và “bất đắc dị” trở thành một trong những giải pháp cấp thiết đối với các chủ doanh nghiệp trên toàn thế giới khi Covid-19 tiếp tục hoành hành tại khắp nơi trên thế giới và cản trở hoạt động kinh doanh truyền thông.
Tuy vậy, ở nước ta, dường như chưa có nhiều cá nhân và đơn vị nhận thức được rõ ràng sự hiện diện cũng như sức ảnh hưởng mô hình mới này có thể mang lại.
Vì vậy, để giúp mọi người có thêm nhận thức về tình hình thực tiễn của xu hướng này trong thời điểm hiện tại, mình xin phép chia sẻ 4 ví dụ điển hình về mô hình kinh doanh đa kênh đang được áp dụng hiệu quả bởi các thương hiệu (cả lớn và nhỏ) trên thế giới.
Nếu bạn muốn phát triển kinh doanh đa kênh thì đừng bỏ qua bài viết này nhé!
STARBUCKS
Chiến lược đa kênh của Starbuck được mô tả dưới dạng một “Phễu đa kênh” (omnichannel funnel) để thúc đẩy lượng khách hàng mới và tăng cường mức độ trung thành theo thời gian.
Phó Chủ tịch của Starbucks chia sẻ về một trong những quan điểm cốt lõi trong chiến lược kinh doanh của Starbuck như sau:
“Chúng tôi coi các khách hàng đã đăng ký trên nền tảng kỹ thuật số là điểm đầu của phễu, những người sẽ giúp Starbuck xây dựng thêm các mối quan hệ với người người dùng khác, cuối cùng dẫn dắt họ vào Chương trình Điểm thưởng của Starbucks.”
Dưới đây là cách “phễu” của họ hoạt động:
Các “khách hàng mới” có thể đã nhìn thấy cửa hàng Starbuck khi đi trên đường; đã nghe một vài người bạn chia sẻ; đã nhìn thấy một quảng cáo hoặc tìm thấy website Starbuck trên công cụ tìm kiếm,… Từ đó, họ bị “thúc đẩy” tới mua cafe tại Starbuck.
Tại cửa hàng, khách hàng tiến hành order và thanh toán nhanh chóng nhờ phần mềm quản lý tại cửa hàng chuyên nghiệp. Thời gian vài phút đó, đủ để họ trải nghiệm về thương hiệu (mùi cửa hàng, cách nhân viên ghi và gọi tên tên, không gian bài chí).
Từ các điểm tiếp xúc đó có thể khiến họ đăng ký nhận bản tin Starbucks qua email. Và Starbuck sẽ tiến hành gửi các chương trình giảm giá để kích thích họ trở lại mua hàng.
Sau khi sử dụng một vài voucher, người dùng sẽ nhận được lời nhắc tham gia Starbucks Rewards, chương trình có nhiều chiết khấu hơn nữa và giúp việc thanh toán tại Starbucks trở nên dễ dàng hơn bao giờ hết.
Có thể thấy, Starbuck đã tạo ra một quy trình phối hợp tương đối nhuần nhuyễn giữa các kênh hỗ trợ bán hàng: Cửa hàng, Website, Email, Word of Mouth (Truyền miệng),…
Qua đó không chỉ giúp bán hàng đơn thuần mà còn gia tăng giá trị vòng đời của khách hàng, giúp tối ưu hiệu quả tăng trưởng doanh thu trên mỗi đồng vốn bỏ ra.
DISNEY
Kênh truyền hình Disney là một ví dụ tuyệt vời về chiến lược đa kênh và cũng là ví dụ tuyệt vời về việc quy trình phát triển thương mại điện tử tuyến tính hoàn hảo, lần lượt các bước theo thời gian:
Khởi điểm của Disney bắt đầu bằng việc sản xuất ra các chương trình trên truyền hình và tiến hành xây dựng cộng đồng khán giả trung thành.
Sau khi cộng đồng đạt được quy mô nhất định, Disney tiến hành đưa thêm sản phẩm (đồ chơi, sách, truyện,…) vào hệ thống dịch vụ của thương hiệu, rồi tiến hành quảng bá, bán hàng thông qua các kênh truyền hình đối tác.
Khi hệ thống mới này thành công, Disney tiếp mở rộng kênh bán thông qua việc xây dựng một số chuỗi cửa hàng của riêng mình.
Cuối cùng, thương hiệu này ra mắt ứng dụng truyền hình OTT Disney +, kênh phát sóng trực tuyến của riêng họ và có thêm nguồn doanh thu mời từ việc đăng ký nội dung và dịch vụ.
Hiểu đơn giản, thay vì ngay lập tức phát triển một mô hình omni channel hoàn chỉnh, Disney tiền hành xây dựng và tích hợp lần lượt từng kênh bán vào hệ thống kinh doanh tổng của doanh nghiệp. Với những doanh nghiệp chưa có nguồn vốn lớn để thay đổi triệt để, quy trình tuyến tính này tương đối phù hợp.
Một vài kênh bạn có thể bắt đầu: Website, Fanpage,…
TIN POT CREAMERY
Nếu cần 1 ví dụ về chiến lược kinh doanh đa kênh hiệu quả áp dụng chuyển đổi số thì Tin Pot Creamery, chuỗi cửa làm bánh nổi tiếng tại Mỹ, là ví dụ đáng theo dõi.
Giống với hầu hết các doanh nghiệp trên toàn cầu, COVID-19 buộc Tin Pot Creamery phải đóng cửa tất cả các cửa hàng, và tất yếu, thương hiệu này cần một luồng sinh khí mới để duy trì hoạt động kinh doanh.
Để giải quyết vấn đề, Tin Pot đã lựa chọn phát triển hệ thống kinh doanh theo mô hình Omnichannel, và đặc biệt tập trung vào các kênh bán hàng trực tuyến, gồm Website và Mạng xã hội.
Giải thích lý do đằng sau quyết định mở rộng thêm các kênh bán Online, Becky Sunseri, người sáng lập và Giám đốc Sáng tạo của Tin Pot Creamery, chia sẻ:
“Trước COVID-19, hầu như kênh truyền thông và quảng bá chính của thương hiệu là tại các cửa hàng và ngay trên chính bao bì sản phẩm.
Vì hiệu quả kinh doanh vẫn đảm bảo nên các kênh online, đặc biệt là website, không thực sự được chúng tôi chú ý. Website khi đó chỉ đơn thuần để cung cấp thông tin cho khách hàng chứ hoàn toàn không nhắm mục tiêu truyền thông hay bán hàng.
Tuy nhiên, khi tất cả cửa hàng phải đóng cửa vì đại dịch, lúc này chúng tôi bắt buộc phải thay đổi suy nghĩ và tìm cách tiếp cận mới”
Website hỗ trợ TMĐT, Mạng xã hội cập nhật thông tin thường xuyên, Email chăm sóc khách hàng,… những hoạt động mới này giúp Tin Pot mở ra không chỉ cơ hội duy trì lượng khách lớn giữa đại dịch, mà cả cơ hội tăng doanh thu sau khi cuộc sống trở lại bình thường, với khả năng tiếp cận khách hàng không biên giới của các kênh Online.
Ngoài ra, việc mở rộng các kênh kinh doanh trực tuyến còn thúc đẩy thương hiệu trên tiếp cận các công cụ giúp số hóa quy trình quản lý, tối ưu hiệu quả kinh doanh.
SPOILT
Spoilt, một cửa hàng quà tặng và đồ gia dụng có tiếng tại Úc, đã làm rất tốt việc xuất hiện ở mọi nơi khách hàng có mặt. Thương hiệu này, tất nhiên, áp dụng thành công mô hình kinh doanh đa kênh.
Ngoài các cửa hàng truyền thống và trang web thương mại điện tử, Spoilt sử dụng khả năng cửa hàng của Instagram để giới thiệu sản phẩm của mình, cho phép khách hàng xem cũng như mua các mặt hàng mà không cần phải điều hướng khỏi ứng dụng Instagram.
Laura Semple, Điều phối viên Tiếp thị & Phát triển Kinh doanh tại Spoilt giải thích về lựa chọn này:
“Chúng tôi muốn khả năng đưa sản phẩm của mình lên Instagram, Facebook, Pinterest, Google Shop, v.v. để giúp khách hàng mua hàng của chúng tôi dễ dàng hơn cho dù họ đang sử dụng nền tảng nào. Các nền tảng công nghệ mới đã thực sự cho phép chúng tôi làm điều này khá tốt mặc dù vẫn còn một số trở ngại”
Ngoài ra, điều đặc biệt còn nằm trong hệ thống quản lý của Spoilt. Bất cứ khi nào khách hàng đặt mua một mặt hàng, dữ liệu bán hàng và hàng tồn kho của cửa hàng sẽ tự động được đồng bộ hóa.
Điều này có nghĩa quản lý cửa hàng không bao giờ phải lo lắng về các sản phẩm bán chạy quá mức hoặc dữ liệu không chính xác. Điều này giúp vận hành mô hình kinh doanh đa kênh trơn tru hơn
Chia sẻ của Đốp Đốp