4 Làn Sóng Lên Sàn Và Bài Toán Cạnh Tranh Shopee 2021

Mình có thói quen thường lên trang sea.com (tập đoàn “mẹ” của Shopee) để xem em người yêu Shopee của mình lớn đến đâu rồi. Hôm nay cũng vậy, mình lên trang để xem số liệu quý 4/2020, và nó thực sự làm mình giật mình ngã ngửa.

Lúc chưa có số liệu, mình dự đoán Shopee sẽ cán mốc 10 tỷ đô trong quý 4, nhưng không ngờ con số đó gần chạm mốc 12 tỷ đô la. Con số đó cho ta thấy nhiều điều. Tích cực thì ta thấy Shopee đang lớn rất nhanh, là cơ hội “ngon” để hiện thực hóa giấc mơ khởi nghiệp.

Nhưng “ngon” không đồng nghĩa với “dễ xơi”, cuộc chơi TMĐT ngày càng nhiều các làn sóng du nhập, và một điều thú vị là có vẻ những người làm Shopee trước lại không có quá nhiều lợi thế.

Sau đây mình sẽ điểm danh 4 làn sóng lớn lên sàn 2020-2021 và bài toán chúng ta cùng bàn nhau cách giải

Người chơi hệ nhãn hàng

Giống như TikTok ban đầu toàn trẻ trâu chơi, thì giờ đây khó mà tìm được sao Việt nổi tiếng nào chưa có kênh TikTok riêng, Shopee ngày càng thu hút được nhiều các nhãn hàng lớn lên sàn, trong đó có rất nhiều nhãn hàng Quốc tế.

Ví dụ như Apple, Durex, La Roche-Posay, Innisfree…Mà nhãn hàng thì khỏi nói, họ có uy tín, tiền bạc và đội ngũ chuyên nghiệp.

Họ phối hợp với sàn một cách bài bản. Họ tổ chức campaign hay chiến dịch thường xuyên. Kết quả tất yếu là nhãn hàng nào lên sàn thì những người bán nhãn hàng đó dần dần bị thu hẹp thị trường.

Nói ví dụ trước đây mình mua Iphone thì chấp nhận mua Online để rẻ hơn được vài triệu so với thegioididong, giờ có Flagship Store của Apple rồi thì còn ngần ngại gì mà mua của các Shop khác?

Người chơi hệ…chủ xưởng

Đây là nhóm người chơi có sẵn lợi thế sản xuất/ lợi thế hàng hóa ở mô hình truyền thống (Offline) và chuyển lên Online. Đặc điểm của nhóm người chơi này là tiềm lực tài chính mạnh, hay chơi theo hệ tư duy giá rẻ để chiếm thị trường trước rồi tăng giá sau. Có 2 vấn đề với tư duy này.

Một là, đã bán giá rẻ từ đầu hình thành tệp fan thích mua rẻ, sau này tăng giá lên doanh thu sấp mặt, lại cắn răng quay về giá rẻ.

Số bán có thể nhiều nhưng lợi nhuận gần như còn được mỗi đam mê. Hai là, sẽ luôn luôn có chủ xưởng lên sàn mới mỗi ngày. Nên khi bạn vừa chiếm được thị trường và muốn tăng giá, thì bạn gặp lại đúng “bản sao” của mình trước đây.

Người chơi hệ Facebook

Đây là nhóm người chơi chuyển từ Facebook qua làm sàn do Facebook năm rồi “bão” quá. Mình đánh giá cao nhóm này.

Họ là những người chơi nhanh nhẹn, nhạy bén trong tư duy và cách thức triển khai quyết liệt. Khi lên sàn, họ có kết quả khá nhanh.

Những người chơi từ Facebook qua sàn, họ luôn mong muốn làm sao để chi được nhiều tiền nhất, ra kết quả nhanh nhất, khác hẳn với những người làm sàn bán chuyên có tiềm lực tài chính hạn chế, thấy đấu thầu từ khóa hơi nhiều tiền hơn chút là nghĩ ngay bị đối thủ chơi xấu hoặc chỉ chăm chăm làm sao tối ưu quảng cáo cho rẻ mà không nghĩ làm sao để scale lên

Người chơi hệ fomo

FOMO là một thuật ngữ viết tắt của Fear Of Missing Out, dịch ra nghĩa là “Hội chứng sợ bỏ lỡ”. Nôm na là những người cảm thấy “nóng đít” khi những người xung quanh có thành tựu/kết quả.

Đây là nhóm người chơi phong trào, lên sàn vì thấy người người làm sàn, nhà nhà làm sàn, và không muốn bản thân đứng ngoài cuộc chơi đó. Thế là cũng lao lên sàn, khi chưa tìm hiểu kĩ, chọn đúng sản phẩm.

Không có kiến thức, không tìm hiểu về sàn, công cụ duy nhất họ “bấu víu” vào là Đấu thầu từ khóa. Mà buồn cái là nhóm người chơi này là đông đảo nhất.

Mỗi người chơi này ngày chạy 200K đấu thầu thôi thì cũng đã đủ kéo giá thầu toàn thị trường lên cao chót vót, đến những shop quảng cáo kinh nghiệm nhiều năm cũng phải lắc đầu ngao ngán.

Và rất nhanh thôi, sau vài ngày đốt tiền mà không ra kết quả, nhóm người chơi này sẽ nhanh chóng dừng lại và bỏ cuộc, tặc lưỡi chắc cuộc chơi này không dành cho mình

Điểm chung của 4 nhóm người chơi này khi lên sàn đó là đều chi nhiều tiền vào sàn dù theo cách tích cực (3 nhóm đầu) hay tiêu cực (nhóm FOMO), và đều tạo ra ảnh hưởng với những người đã làm sàn cũ, dù họ có muốn hay không?

Nó tạo ra một thị trường đa dạng hơn về nguồn cung, mức giá, từ đó nâng cao mức độ cạnh tranh của toàn thị trường. Nó đẩy những người chơi Shopee (ở tất cả các hệ) buộc phải chuyển mình để tồn tại.

Chia sẻ của Huân Phạm 

Bài viết này có hữu ích với bạn không?

Click vào một ngôi sao để đánh giá bài biết!

Đánh giá trung bình 0 / 5. Số phiếu: 0

Không có phiếu bầu cho đến nay! Hãy là người đầu tiên đánh giá bài này.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết có 0 bình luận
THÔNG TIN NGƯỜI GỬIĐóng (x)

Bài Hay Nên Đọc

Bài Mới Xuất Sắc

Case Study Mùa Dịch: Bán Hết 500kg Cua Trong 1 Ngày

Đây là một case study khá thú vị với mình trong mùa dịch, chưa dừng việc bán hết 500kg cua mà những ngày tiếp theo...

Seeding Facebook – Hiệu Ứng Đám Đông Không Bao Giờ Đi Sau Thời Đại

Mình làm chuyên về dịch vụ seeding từ lúc mà seeding còn chưa biết đến nhiều bị. Thậm chí anh chị em đánh đồng vào...

Cổ Phiếu Bất Động Sản Có Phải Là Những Tài Sản Bất Động Thời Gian Tới?

Trước khi tìm hiểu dòng cổ phiếu BĐS có tiếp tục là dòng cổ phiếu đáng đầu tư cho năm 2021-2022. Chúng ta cùng nhìn...

Hạng mục đầu tư – Tại Sao Stocks Có Thể Đánh Bại Bonds Hay Gold?

Đầu tư có thể được hiểu là việc từ bỏ nhu cầu tiêu tiền ở thời điểm hiện tại của bản thân mình, chuyển số...

Ma Trận BCG Là Gì?

Được tạo bởi Boston Consulting Group, ma trận Boston – còn được gọi là ma trận BCG hoặc ma trận tăng trưởng – cung cấp...

Ngày Kép 5.5 Thì Làm Gì Để Nhiều Đơn Hàng?

Trước tiên, shop cần tối ưu lại trang chủ của shop, banner, hình ảnh sản phẩm và nội dung mô tả của các sản phẩm...