Mục lục
Ngoài các kiến thức tối ưu chuyên sâu mà các marketer học được từ các thầy thì về mặt quản trị, việc tối ưu marketing mình đúc rút lại theo hướng quản trị gồm
Level 1: tối ưu data, ngân sách/ source theo source
Khi quy mô tầm 1.000 đơn, lúc này team còn ít độ 5-7 người thì thường ông chủ sẽ chạy quảng cáo luôn. Do vậy sẽ chỉ quan tâm tới các source (bài viết quảng cáo, landing, chiến dịch inbox..) nào ra được nhiều số thì sẽ tập trung ở các source đó.
Với sự hỗ trợ của các phần mềm quản trị thì marketer theo dõi được realtime source đó được bao nhiêu doanh số, bởi ra nhiều data mà không ra nhiều doanh số thì cũng chỉ tốn tiền mà thôi.
Lúc sau, khi marketer điền thêm cả ngân sách , hoặc sử dụng chức năng lấy ngân sách tự động thì sẽ theo dõi được luôn tỉ lệ ngân sách/doanh thu.
Bởi đây mới là yếu tố quan trọng, vì contact rẻ nhưng sai đối tượng, k chốt được đơn thì chi phí ads cũng sẽ rất cao, có doanh thu nhưng không có lãi.
Level 2: tối ưu theo kênh
Khi quy mô tầm 3.000 đơn. Tức là mỗi tháng khoảng 10.000 data (chốt đơn tầm 30%) , ngày hơn 300 số. Lúc này sẽ có tầm 2-3 bạn chạy cùng, và phải chạy đa kênh.
Bởi nếu phụ thuộc hết vào Facebook thì rất nguy hiểm, nếu ngày nào Facebook không cắn tiền thì cả hệ thống sẽ ngồi chơi.
Các kênh khác có thể chạy thêm gồm : google ads (dạo này GDN chạy chuyển đổi rất ngon), Tik Tok ads rất mới, chuyển đổi cao, zalo, Native ads….
Nhưng bài toán là làm sao để đánh giá hiệu quả của các kênh khác nhau để tiếp tục tối ưu. Nếu xét trên các chỉ số như click, số ĐT.. Thì đôi khi khá khó vì mỗi kênh có đặc thù riêng.
Ví dụ Tik Tok rất mới, chuyển đổi rất nhiều nhưng mọi người kêu hoàn cũng nhiều. Vậy làm sao để đánh giá? Dễ nhất là mình cứ lấy chỉ số ngân sách/doanh thu để đo lường là ok nhất.
Ví dụ Facebook hết khoảng 30% thì các kênh khác cứ tầm đó là ok. Nếu trường hợp muốn đẩy sản lượng nhiều hơn thì có thể chấp nhận mức 35% cho các kênh khác
Level 3: tối ưu theo nhân sự
Khi quy mô tầm 5.000 đơn. Lúc này quy mô đã lớn hơn, team marketing cũng nhiều hơn. Chủ doanh nghiệp cũng phải tối ưu nhiều khâu khác hơn nên không thể chỉ tập trung vào marketing được .
Do vậy phải sử dụng KPIs và thưởng để quản lý. Lúc này các marketer tuyển vào sẽ được giao luôn bài toán: doanh thu tối thiểu 500 tr, ngân sách 30%. Nếu đạt doanh thu mà ngân sách không dùng hết thì thưởng thêm.
Ví dụ phần dư cưa đôi, marketer 1 nửa , doanh nghiệp 1 nửa. Lúc đó marketer sẽ sử dụng 2 các tối ưu ở trên để chạy, và sẽ chạy rất trách nhiệm bởi nếu tối ưu còn 26% thì sẽ được 2% của 500 tr là 10 tr thưởng + với lương nữa thì quá tươi.
Nếu marketer không đạt KPIs thì sẽ đào tạo thêm hoặc đào thải
Bài toán tương tự khi thuê ngoài marketing hoặc các kênh khác như affiliates, CTV…
Level 4: tối ưu theo team
Khi quy mô tầm 30.000 đơn. Lúc này công ty đã có nhiều nhóm marketing, chủ doanh nghiệp cũng không thể sát sao từng nhân sự.
Lúc này cần quản lý theo team marketing, hiệu quả sẽ đánh giá bằng hiệu quả chung của cả team và vai trò của team leader là rất quan trọng , phát huy các bạn khỏe và hỗ trợ các bạn yếu.
Ngoài ra sẽ cần theo dõi các chỉ số khác của các team sale, kho vận để có thể phối hợp kịp thời. Bởi data ngon mà sale lởm thì cũng vứt.
Hoặc có đơn rồi mà kho vận không sát sao, giao hàng cả tuần chưa tới thì hoàn đơn cũng rất cao.
Trên đây là một số chia sẻ về tối ưu marketing dưới góc nhìn quản trị quy mô. Anh chị em vùng chia sẻ nhé.
Chia sẻ của Đỗ Thắng