Mục lục
Thông qua các hoạt động Marketing Research, bạn có thể hiểu rõ hơn về insight của khách hàng (customer insight) cũng như đánh giá được hiệu quả của các hoạt động, chiến dịch Marketing mà mình triển khai để từ đó xây dựng được kế hoạch Marketing phù hợp hơn.
Marketing Research là gì?
Theo Wikipedia, Marketing Research – Nghiên cứu tiếp thị là một phân ngành của xã hội học ứng dụng, tập trung vào việc thấu hiểu hành vi, ý thích và sở thích của người tiêu dùng trong một nền kinh tế thị trường và hướng tới việc tìm hiểu những tác động, cũng như so sánh sự thành công của các chiến dịch tiếp thị.
Về cơ bản, Marketing Research chính là quá trình thu thập và phân tích có hệ thống những dữ liệu, thông tin về các vấn đề liên quan đến hoạt động marketing của doanh nghiệp, tổ chức.
2 Phương pháp triển khai Marketing Research phổ biến nhất
Về cơ bản, có 2 phương pháp để triển khai Marketing Research phổ biến nhất:
• Nghiên cứu định lượng: Nghiên cứu định lượng là điều tra thực nghiệm có hệ thống về các hiện tượng quan sát được qua số liệu thống kê, toán học hoặc số hoặc kỹ thuật vi tính. Mục tiêu của nghiên cứu định lượng là phát triển và sử dụng mô hình toán học, lý thuyết hoặc các giả thuyết liên quan tới các hiện tượng. Về nghiên cứu định lượng, bạn có thể sử dụng Bảng câu hỏi khảo sát ( Questionnaire Survey).
• Nghiên cứu định tính: Phương pháp nghiên cứu định tính là một dạng nghiên cứu thường sử dụng để thăm dò, tìm hiểu ý kiến, quan điểm nhằm tìm ra insight các vấn đề. Ngoài ra, phương pháp này còn có thể được sử dụng để phát hiện các xu hướng của khách hàng trong tương lai.
Vai trò của Marketing Research
Marketing Research sẽ có những vai trò chính như sau:
- Cung cấp thông tin hữu ích giúp doanh nghiệp thấu hiểu customer insight
- Giúp doanh nghiệp đánh giá được hiệu quả của chiến lược Marketing
- Xây dựng được chương trình Marketing Mix 4P phù hợp
4 Bước thực hiện Marketing Research hiệu quả
Bước 1 Xác định mục tiêu nghiên cứu
Để tiến hành Marketing Research hiệu quả, bước đầu tiên mà doanh nghiệp cần làm là xác định mục tiêu nghiên cứu.
Trước khi bắt đầu các hoạt động nghiên cứu tiếp thị, hãy nghĩ về những gì mà doanh nghiệp đang cố gắng đạt được tiếp theo.
Ví dụ như doanh nghiệp đang muốn tăng lưu lượng truy cập vào website, hay tăng doanh số bán hàng? Hay chuyển đổi khách hàng từ những người mua hàng một lần thành những khách hàng trung thành? Xác định mục tiêu rõ ràng sẽ giúp doanh nghiệp xác định loại dữ liệu cần thu thập.
Hãy đảm bảo rằng mục tiêu của doanh nghiệp đáp ứng được các tiêu chí như tính cụ thể, rõ ràng, có thể đo lường được và có giới hạn thời gian nhất định. Nói cách khác, hãy đặt mục tiêu nghiên cứu Marketing theo mô hình SMART.
Bước 2 Xác định đối tượng nghiên cứu
Khi đã xác định được mục tiêu nghiên cứu, doanh nghiệp cần xác định đối tượng mà mình cần nghiên cứu.
Trong Marketing Research, đối tượng chính mà doanh nghiệp cần nghiên cứu bao gồm:
- Nghiên cứu khách hàng
- Nghiên cứu đối thủ
- Nghiên cứu thị trường
Bước 3 Lựa chọn phương pháp nghiên cứu
Bước tiếp theo trong quy trình Marketing Research đó là lựa chọn phương pháp nghiên cứu.
Như đã đề cập ở trên, doanh nghiệp có thể lựa chọn giữa 2 phương pháp là nghiên cứu định lượng và nghiên cứu định tính.
Phương pháp nghiên cứu định tính phù hợp khi doanh nghiệp cần khảo sát mẫu khách hàng nhỏ hoặc cần quan sát biểu cảm, phản ứng của khách hàng đối với một chủ đề nghiên cứu nào đó.
Ngược lại, phương pháp nghiên cứu định lượng phù hợp khi doanh nghiệp muốn khảo sát một số lượng lớn khách hàng với mục đích chính là thu thập dữ liệu để phân tích customer insight.
Đối với phương pháp nghiên cứu định lượng, doanh nghiệp cần xây dựng bảng câu hỏi khảo sát phù hợp để có thể sở hữu những thông tin hữu ích, từ đó hiểu được insight khách hàng.
Khi áp dụng phương pháp nghiên cứu định tính, doanh nghiệp có thể tiến hành phỏng vấn nhóm hoặc phỏng vấn cá nhân với những câu hỏi chuyên sâu về chủ đề cần nghiên cứu.
Bước 4 Thu thập dữ liệu
Ở bước này, doanh nghiệp cần thu thập dữ liệu khi nghiên cứu Marketing.
Để thu thập dữ liệu sơ cấp – những dữ liệu chưa có sẵn, doanh nghiệp có thể thiết kế bảng hỏi để khảo sát phù hợp và phân phối bảng hỏi đó đến một số lượng lớn khách hàng mục tiêu hoặc có thể thực hiện các hoạt động phỏng vấn, quan sát.
Đối với dữ liệu thứ cấp – những dữ liệu đã có sẵn về thị trường và đối thủ, doanh nghiệp cần tìm nguồn dữ liệu uy tín và chính xác. Những nguồn dữ liệu có sẵn uy tín có thể được kể đến như:
Các báo cáo của chính phủ, bộ ngành, số liệu của các cơ quan thống kê về tình hình kinh tế xã hội, ngân sách quốc gia, xuất nhập khẩu, đầu tư nước ngoài, dữ liệu của các doanh nghiệp về báo cáo kết quả tình hình hoạt động kinh doanh, nghiên cứu thị trường…
Các bài viết đăng trên báo hoặc các tạp chí khoa học chuyên ngành và tạp chí mang tính hàn lâm có liên quan
Tài liệu giáo trình hoặc các xuất bản khoa học liên quan đến vấn đề nghiên cứu
Ở bước cuối cùng, doanh nghiệp cần phân tích dữ liệu đã thu thập được và đưa ra kết luận.
Với việc phân tích dữ liệu, doanh nghiệp có thể phân tích bằng cách trực quan hóa dữ liệu.
Sau khi đã trực quan hóa dữ liệu và phân tích, doanh nghiệp có thể đưa ra kết luận về hành vi khách hàng, customer insight, thông tin quan trọng về đối thủ và thị trường để từ đó đề xuất kế hoạch Marketing và triển khai các chiến dịch Marketing phù hợp hơn.
Chia sẻ của Thu Phương