Mục lục
Bước 1: Xác định đối tượng content hướng tới
- Viết cho ai đọc
- giới tính & tuổi tác
- thói quen sở thích …
Content quảng cáo này của chúng ta viết cho ai xem, cả những phương diện như tính cách, độ tuổi, sở thích, thói quen, … của người tiêu dùng đều phải cân nhắc đến.
Bước 2: Kết quả thay đổi nhờ content
- Biết đến thương hiệu
- Thay đổi nhận thức
- Chấp nhận thương hiệu
- Quyết định hành động
Chúng ta phải khiến tiêu dùng có một ấn tượng mới về thương hiệu sau khi xem xong quảng cáo. Những content mô tả chi tiết sản phẩm trên các sàn TMDT và wedsite mong muốn người tiêu dùng chỉ cần lướt sơ đã có thể lập tức mua sản phẩm.
Video quảng cáo tuyên truyền hình ảnh sản phẩm mong muốn người tiêu dùng nhớ được tên thương hiệu, kết quả mà content với nội dung thanh minh đính chính mong muốn là khiến người tiêu dùng khi đọc xong có thể thay đổi cái nhìn ban đầu về những vấn đề hoặc sự việc có liên quan đến thương hiệu cũng như sản phẩm…
Content với nội dung khác nhau thì kết quả mà nó mong muốn đạt được cũng khác nhau
Bước 3: Truyền đạt thông tin về mặt lý tính
- Thông tin 1
- Thông tin 2
- Thông tin 3
Để nhóm người mà bạn hướng đến biết được những thông tin nào thì họ mới suy xét đến việc mua hàng. ví dụ, content quảng cáo phải nói được những đặc biệt nào của sản phẩm mới dễ khiến khách hàng động lòng. Hãy liệt kê những đặc điểm này ra.
Bước 4: Thúc đẩy cảm xúc về mặt cảm tính
- Yêu thích
- Tin tưởng
- Sợ hãi
Muốn một người thay đổi, nếu chỉ tiếp nhận thông tin về mặt lý tính chưa đủ, mà còn phải kích thích họ về mặt tình cảm. Cảm xúc mà chúng ta muốn khách hàng cảm nhận được từ content chủ yếu chia thành 2 loại:
- Cảm xúc tích cực: xúc động, vui vẻ, mừng rỡ, tin tưởng ..
- Cảm xúc tiêu cực: lo âu, sợ hãi, tức giận…
Chia sẻ của Mai Đăng Quang