Mục lục
Tùy theo chiến lược giá mà Doanh nghiệp có nhiều phương pháp định giá bán khác nhau.
Tuy nhiên, phương pháp định giá phổ biến là tính trên giá thành sản phẩm. Việc này nghe chừng rất phổ thông, nhưng yêu cầu cơ bản là giá thành phải được tính toán hợp lý, kịp thời thì không dễ thực hiện.
Để việc tính toán giá bán được hợp lý, giúp cho việc ra quyết định kinh doanh đúng đắn thì Doanh nghiệp cần chú ý 3 vấn đề sau:
Phải có giá thành theo kế toán quản trị
Nhiều Doanh nghiệp không có bộ phận kế toán quản trị phụ trách việc tính giá thành thì sẽ không có được bài toán tính giá thành chi tiết hợp lý nhất. Ở đây ta cần phân biệt rõ giá thành theo kế toán tài chính (kế toán tài chính) và kế toán quản trị.
Kế toán tài chính tính giá thành chỉ nhằm phục vụ cho việc hạch toán và lập báo cáo tài chính, nên hầu như không đi sâu chi tiết. Vì thế tổng giá thành có thể đúng, nhưng giá thành chi tiết từng mặt hàng có thể không hợp lý.
Kế toán quản trị có mục đích là phục vụ cho quản trị nên sẽ sử dụng những phương pháp phù hợp, đảm bảo tính toán giá thành từng mặt hàng hợp lý. Giá thành này mới có giá trị tham chiếu khi tính giá bán từng mã hàng.
Phương pháp NIFO “next-in, first-out”
Vấn đề thứ 2 mà chúng ta cần chú ý là chọn giá hàng hóa, nguyên liệu đầu vào để tính như thế nào. Giả sử kế toán quản trị đã có bài toán giá thành hợp lý. Bây giờ chúng ta có phải lấy giá thành của kế toán để tính giá bán không ?
Chúng ta có thể không để ý chổ này. Phương pháp tính giá xuất kho mà kế toán thường dùng khi tính giá thành là giá bình quân, FIFO hay đích danh, nhưng đều là giá quá khứ. Ở đây chúng ta đang tính giá bán là giá cho tương lai.
Vậy giá đầu vào đúng ở đây là giá do bộ phận mua hàng cung cấp. Trường hợp giá có biến động và có khả năng ảnh hưởng lớn, thì thời hạn báo giá của chúng ta còn phải nằm trong thời hạn đảm bảo giá của nhà cung cấp thì mới an toàn.
Tính lợi nhuận theo “profit margin” hay “markup”
Đây lại là một thói quen trong tính toán, kế toán thường tính giá thành xong lại công thêm (markup) một tỷ lệ định mức và ra giá bán.
Chúng ta thấy rằng khi đàm phán với khách hàng thì dựa vào giá bán, khi phân tích kết quả kinh doanh cũng là tỷ số trên doanh thu. Như vậy, con số dùng tham chiếu khi đàm phán, đánh giá kết quả kinh doanh là lãi gộp (profit margin) tính trên giá bán.
Tỷ lệ khi tính theo “markup” luôn nhỏ hơn tính theo “profit margin”. Ví dụ tỷ lệ lãi 30% trên giá thành thì chỉ còn tương đương 23% theo giá bán.
Vì thế, chúng ta nên đổi thói quen tính theo “profit margin” với
GÍA BÁN = GIÁ THÀNH / (1 – tỷ lệ lãi%).
Chia sẻ của Biệt Đội Marketers 4 Cấp Độ.