Mục lục
Đọc và áp dụng nghiêm túc bài này, cả doanh nghiệp của bạn sẽ chuyển mình.
Là người đi làm công (employee), bạn có muốn thăng tiến nhanh trong nghề nghiệp?
Là doanh chủ, bạn có muốn tiếp nhận và đề bạt những người có mong muốn thăng tiến và thể hiện mong muốn bằng hành động cụ thể?
3 bí quyết rất đơn giản sau đây sẽ giúp bạn
Khi nhận một chức vụ
Nếu không có bản mô tả công việc (Job Description), bạn đừng thụ động ngồi yên, chờ phân công, hoặc cứ nằng nặc hỏi bảng MTCV của bạn!
Hãy chủ động mô tả công việc của chính mình ở vị trí đó và trình lên cấp trên của bạn, trong đó, cố gắng đưa cả những việc mà bạn tin rằng nó thường không có trong bản mô tả công việc của chức danh mà bạn đảm nhiệm.
Ví dụ, bạn thừa biết công việc của một Marketing Manager, thì tại sao bạn không chủ động nêu lên mà phải đợi người ta “mô tả” hay “giao việc” cho bạn?
Và cần lưu ý, trong đa số các trường hợp, các MTCV của một Marketing Manager không có phần “tham gia hoạch định chiến lược kinh doanh” hay “xem xét lại brand key của các thương hiệu hiện hữu”.
Đó là những “món” mà cấp trên của bạn có thể sẽ hết sức bất ngờ, và nếu bạn biết cách lý giải vì sao bạn đưa vào MTCV của bạn hai món lạ lẫm ấy, cơ hội được thăng tiến của bạn về sau là rất cao!
Khi nhận một chức danh mới
Ví dụ như mới được tuyển vào, hay mới được bổ nhiệm, bạn đừng thụ động ngồi chờ cấp trên đến phân công.
Bạn hãy chủ động lập một kế hoạch tổng thể 3 năm (3-year master plan) kèm theo một kế hoạch chi tiết cho năm đầu tiên, và một kế hoạch hành động cho 3 tháng sắp tới.
Tôi tin, bằng 3 bản kế hoạch này, được lập một cách có trách nhiệm, sếp của bạn sẽ “chết ngất” vì mê bạn!
Mỗi khi gặp khó khăn
Bạn đừng gặp cấp trên và nói “xin ý kiến anh”, mà hãy nói: “theo tôi, có những giải pháp này!”. Hãy luôn gặp cấp trên cùng với các giải pháp, chứ không phải chỉ với các câu hỏi!
Bản thân tôi luôn làm thế nên mới được thăng tiến nhanh và bây giờ mới có trải nghiệm để mà “chém gió” và viết bài cho Group PTDNV.
Hãy trả lời thật lòng (đừng im lặng), nếu là doanh chủ (employer) bạn có đánh giá cao những người làm việc chủ động (proactive) như vậy không;
Và nếu là người làm công (employee), bạn có tin là nếu bạn làm những điều trên một cách trách nhiệm, cơ hội thăng tiến nghề nghiệp của bạn sẽ cao hơn các đồng nghiệp thụ động ngồi chờ không?
Chia sẻ của Long Nguyen Huu