Mục lục
Dưới tác động của dịch bệnh cộng với giãn cách xã hội, thì nhu cầu giải trí tại nhà phát triển nhanh chóng. Bằng chứng là tỷ lệ người trưởng thành chơi game còn tăng lên đến 71% và các nền tảng stream game như Twitch, Facebook Gaming, Youtube Gaming,… cũng trở nên phổ biến hơn
Nhìn chung thì có thể thấy, Gaming mang lại 2 yếu tố quan trọng nhất là sự tương tác và tập người dùng đông đảo, đa dạng từ giới tính, độ tuổi, ngành nghề, khu vực.
Vậy nên đây có lẽ là lối mở mới khá phù hợp với thị trường bao gồm nhiều phân khúc khách hàng như Bán lẻ và Thương mại điện tử. Một số hình thức mà Marketer cần nắm bắt để tạo dựng nên những chiến dịch Marketing với Gaming hiệu quả:
Quảng cáo trong game
Tâm lý của người Việt luôn thích dùng hàng free: chơi free, sử dụng free, nên ngoài việc đưa ra chiến lược mua, thì các nhà phát triển còn gia tăng doanh thu cho mình thông qua hợp tác quảng cáo với các thương hiệu, nhãn hàng. Việc Quảng cáo trong game mang lại lợi ích cho cả 3 bên:
- Đối với các dev hoặc coder: Có thêm tài chính để phát triển sản phẩm giữ chân user cũ và tăng user mới.
- Đối với user: Được tiếp tục chơi những trò chơi họ yêu thích mà không phải bỏ ra thêm bất cứ khoản chi trả nào
- Đối với nhãn hàng, thương hiệu: Có thể gia tăng độ nhận biết và thu hút những đối tượng khách hàng phù hợp.
Influencer Marketing
Nhìn chung, Gaming Influencer có thể được chia làm 2 dạng chính: Người chơi chuyên nghiệp và người chơi giải trí.
- Các game thủ chuyên nghiệp sẽ mang một hình ảnh có tính chuyên môn hóa cao, chơi game với họ không chỉ đơn thuần là giải trí mà còn được coi như một “nghề”. Họ thu hút người theo dõi dựa trên năng lực và kiến thức của bản thân.
- Đối với những người chơi giải trí, họ thu hút người theo dõi dựa trên khả năng giao lưu, trao đổi với người xem trong lúc chơi game. Ngoài ra họ còn có hoạt động rất tích cực trên các nền tảng xã hội khác như Facebook, Instagram, Youtube, Tiktok nhằm xây dựng sự gắn bó và tương tác thường xuyên với người xem.
Dựa trên những đặc điểm trên, doanh nghiệp có thể đưa ra những lựa chọn KOL phù hợp với hình ảnh thương hiệu và mục tiêu chiến dịch.
Tài trợ sự kiện
Tài trợ vốn được là một hoạt động marketing khá “thân thiện” bởi tính ít gây phiền nhiễu cho người tiêu dùng, khiến thương hiệu trở nên đáng tin cậy và dễ được người tiêu dùng chấp nhận hơn.
Trong khi đó, lợi thế lớn nhất của của cộng đồng gamer là sự đông đảo và đa dạng về lứa tuổi, giới tính, ngành nghề. Mặc dù dịch bệnh diễn ra phức tạp, tuy nhiên nhưng các hoạt động gaming không gặp nhiều trở ngại khi các giải đấu, sự kiện vẫn có thể diễn ra trên nền tảng trực tuyến và vẫn có thể quy tụ hàng ngàn người tham gia và theo dõi.
Do đó, việc kết hợp hai hoạt động này, tài trợ sự kiện liên quan đến Gaming có thể đem lại những hưởng ứng tích cực cho chiến lược thương hiệu.
Chia sẻ của Quỳnh Anh