Trong suốt những năm tháng cắp sách đến trường và sau này là đi làm, mình luôn quan sát một điều mà bản thân mình và rất nhiều bạn gặp phải một vấn đề khó khăn sau đây: HỌC RẤT NHIỀU VÀ CHĂM CHỈ NHƯNG THÀNH TÍCH ĐEM LẠI KHÔNG CAO MÀ THẬM CHÍ CÒN NGƯỢC LẠI , cũng tương tự như vậy sau này đi làm mặc dù đã làm rất chăm chỉ nhưng kết quả lại cũng rất thấp.
Đó là câu hỏi cứ khiến mình trăn trở mãi, mình quyết tìm câu trả cho vấn đề này. Cuối cùng, từ cuốn sách: SỨC MẠNH CỦA TOÀN T M, TOÀN Ý của hai tác giả JIM LOEHR và TONY SCHWARTZ, mình đã tìm ra câu trả lời và áp dụng thành công vào cuộc sống của mình. Sau đây mình xin tóm lược vài ý chính để các bạn nắm được tinh thần của quyển sách này:
- Năng lượng – chứ không phải thời gian – mới là thước đo cơ bản của hiệu suất cao. Thước đo cơ bản của cuộc sống của ta không phải là lượng thời gian sử dụng trong cuộc sống, mà là mưc năng lượng ta dành cho quãng thời gian mà ta có
- Hiệu suất, sức khỏe và hạnh phúc được tạo lập trên cơ sở quản trị năng lượng thông minh. Số lượng giờ trong ngày cố định, nhưng khối lượng và chất lượng mà ta có thể sử dụng thì không. Đó là nguồn lực quý giá nhất của mỗi người.
- Nguyên tắc 1: Toàn tâm toàn ý đòi hỏi sử dụng bốn nguồn năng lượng tách biệt nhưng có quan hệ với nhau: Thể chất, tình cảm, trí tuệ và tinh thần. Năng lượng thể chất được đo bằng đơn vị số lượng (từ thấp lên cao) và năng lượng tinh thần được đo bằng chất lượng ( tiêu cực đến tích cực).
- Nguyên tắc 2: Năng lượng sẽ tiêu hao đi cả khi bạn lạm dụng lẫn khi không tận dụng nó, chúng ta phải bù đắp năng lượng tiêu hao bằng năng lượng phục hồi xen kẽ.
- Nguyên tắc 3: Để phát triển khả năng, chúng ta phải cố găng vượt qua những giới hạn thông thường của mình, luyện tập theo phương pháp hiệu quả mà các vận động viên giỏi nhất thường tập luyện. Sự căng thẳng không phải là kẻ thù của đời ta. Trái lại, nó là mấu chốt của sự phát triển. Chúng ta phát triển khả năng tình cảm, trí tuệ và tinh thần bằng chính cách chúng ta phát triển khả năng thể chất.
- Những thói quen năng lượng tích cực – các công việc hàng ngày rất cụ thể để quản lý năng lượng – là then chốt để luôn toàn tâm toàn ý và đạt hiệu suất cao bền vững.
- Năng lượng thể chất: Tương ứng với khả năng tiêu hao và phục hồi năng lượng của một người về mặt thể chất, được xác định bởi lượng năng lượng. Lượng của năng lượng có giá trị sử dụng được đo bằng khối lượng (Từ thấp lên cao).
- Năng lượng tình cảm: tương ứng với khả năng tiêu hao và phục hồi năng lượng của một người về mặt tình cảm, được xác định bởi chất lượng của năng lượng. Chất lượng của năng lượng có giá trị sử dụng được đo từ mức độ không hài lòng (tiêu cực) đến hài lòng (tích cực).
- Năng lượng trí tuệ: Được xác định bởi tâm điểm năng lượng, tâm điểm của năng lượng có giá trị sử dụng được đo từ rộng đến hẹp, từ ngoại tại vào nội tại.
- Năng lượng tinh thần: Tương ứng với khả năng tiêu hao và phục hồi năng lượng về mặt tinh thần , được xác định bởi lực năng lượng, lực của năng lượng có giá sử dụng được đo theo hướng từ bản thân mình đến người khác, từ nội tại ra ngoại tại và từ tiêu cực sang tích cực.
- Nguồn năng lượng cơ bản nhất là năng lượng thể chất. Nguồn năng lượng quan trọng nhất là năng lượng tinh thần.
Hiệu suất tối ưu đòi hỏi:
- Lượng năng lượng lớn nhất.
- Chất lượng năng lượng cao nhất.
- Trọng tâm năng lượng rõ ràng nhất.
- Lực năng lượng lớn nhất.
- Những rào cản đối với việc toàn tâm, toàn ý: Những thói quen tiêu cực làm năng lượng dự trữ bị cản trở, thay đổi, lãng phí, giảm thiểu, suy kiệt và ô nhiễm.
- Phương pháp rèn luyện toàn ý: Dỡ bỏ các rào cản bằng cách thiết lập những thói quen chiến lược nhằm tăng năng lượng tích cực để đảm bảo khả năng trên mọi phương diện.
Đây là toàn bộ bài review của mình, nếu có sai sót gì mong các bạn bỏ qua. Nếu hay mong các bạn mua sách gốc ủng hộ tác giả nhé.
Chia sẻ của Đắc Nhân Tâm