Sapiens – Chẳng khác nào một cỗ máy thời gian được HARARI đưa chúng ta về thời CÁCH MẠNG NHẬN THỨC sơ khai đầu tiên của con người 70.000 năm trước cho đến THẾ GIỚI HIỆN ĐẠI ngày nay một cách tỉ mỉ, chân thực và rõ ràng hơn bất cứ một cuốn sách về lịch sử nào mà đã được học trong những năm phổ thông.
Cuộc cách mạng nhận thức đã biến Homo Sapiens- con người ngày nay trở nên khác biệt với các chủng loài anh em khác như Neanderthal, Erectus hay Rudolfensis..
Những đế chế cai trị , những giáo hội, tôn giáo được lập nên bằng một thứ được gọi là niềm tin vào ” những huyền thoại chung”
Vì cho rằng đứa con mang trong bụng sẽ được thừa hưởng nhiều phẩm chất từ những thợ săn tốt nhất hay những bộ gene tốt nhất, đã hình thành phong tục làm cha tập thể cũng như một người phụ nữ tốt phải quan hệ tình dục cùng nhiều người đàn ông, như thổ dân Bari ở Châu Mỹ ngày nay.
Những người Ache sẵn sàng giết chế một cô bé khi có một thành viên trong bộ lạc chết đi và sẽ được chôn cùng nhau hoặc việc trẻ em sinh ra không có tóc thì sẽ bị giết ngay lập tức vì bị coi là kém phát triển
Cho đến cuộc CÁCH MẠNG NÔNG NGHIỆP- thời kì được cho là tàn bạo nhất trong suốt quá trình hình thành sơ bản loài người. Sự phân chia tầng lớp được hình thành từ người ưu tú, thường dân rồi cuối cùng là nô lệ.Mạng sống, hay thậm chí từng bộ phận trên cơ thể của những thường dân bị đong đếm chỉ bằng vài chục shekel bạc.
Đối với vật nuôi, trong cộng đồng New Guinea, sự giàu có của một người được đánh giá bằng số lợn sỡ hữu. Vậy nên để ngăn lợn không đi mất, họ đã cắt bỏ mẫu mũi của chúng để gây ra sự đau đớn khủng khiếp mỗi khi con vật cố gắng đánh hơi hay thậm chí là chọc mù mắt.
Mạng lưới những bản năng nhân tạo được gọi là ” Văn hóa ” ra đời, giúp cho hàng triệu người có thể kết nối với nhau và hợp tác hiệu quả. Những hình thức trao đổi hàng- đổi – hàng thô sơ và đôi khi bất khả thi cho đến việc dùng vỏ sò làm tiền trong suốt 4000 năm, trên khăp châu Phi, Nam Á, Đông Á và Châu Đại Dương.
Tín ngưỡng, tôn giáo, sùng bái thần linh luôn là một thứ gì đó tất yếu trong giai đoạn tiền Khoa Học này.
Và con người chỉ nhận ra “sự ngu dốt” khi bước vào cuộc cách mạng Khoa Học – hay còn gọi là cuộc cách mạng về sự ngu dốt.
Họ cho rằng, tất cả những tri thức cổ đại đều được thu lượm từ việc truyền miệng, tôn thờ thần linh và không hề có một sự khám phá của một minh chứng bằng xương bằng thịt nào.
Benjamin Franklin, với kiến thức về bản chất năng lượng điện của mình đã phát minh ra cột thu lôi, một trong những thí nghiệm khoa học nổi tiếng nhất vào giữa thế kỉ 18 để minh chứng cho việc tiếng sét không phải là cái búa của một vị thần đang nổi giận để trừng phạt những
Rồi đến khi Christopher Columbus tìm ra Châu Mỹ hay Neil Armstrong và Buzz Aldrin đặt chân lên mặt trăng thì con người mới tiếp nhận được một tầm nhìn mới và đặt niềm tin vào khoa học.
Nhưng bất cứ cái gì cũng có hai mặt của nó, khi công nghiệp và khoa học phát triển , giúp mở ra những phương thức mới để chuyển đổi năng lượng và sản xuất hàng hóa , giải phóng phần lớn nhân loại khỏi sự phụ thuộc vào hệ sinh thái thì cũng là lúc họ nhận ra môi trường sống xung quanh đang bị phá hủy và các loài dần tuyệt chủng.
Hành tinh từng tràn đầy xanh tươi và hoa lá của chúng ta trở thành một trung tâm mua sắm được làm bằng bê tông và nhựa.
Hiện tượng nóng lên toàn cầu, nước biển dâng cao, ô nhiễm khiên cho Trái Đất không còn dễ sống với loài người, và trong tương lai có thể sẽ chứng kiến một cuộc rượt đuổi sức mạnh của con người và những thiên tai do chính mình gây ra.
Và như phần cuối sách, Harari cũng tự đặt ra những câu hỏi, liệu đi đôi với việc phát triển của khoa học và công nghiệp
Thì con người có hạnh phúc hơn không? Liệu một Armstrong đã từng đặt dấu chân lên mặt trăng có hạnh phúc hơn một người săn bắt hái lượm vô danh từ 30.000 năm trước với dấu tay vẫn còn in trên bức tường trong hang Chauvet.
Bản chất của hạnh phúc là không thể cảm nhận được từ bên ngoài mà là từ sâu bên trong , là sự khỏe mạnh về thể chất và tinh thần một cách chủ quan.
Để hạnh phúc thì đương nhiên phải gạt bỏ hết sự đau khổ. Tất Đạt Đa ( tức Phật ) cũng đã chỉ ra rằng mọi sự đau khổ cũng bắt nguồn từ sự tham ái, nếu tâm trí của một người thoát khỏi tất cả tham ái, thì không thần linh nào có thể làm cho anh ta đau khổ.
Không phải là một cuốn sách về lịch sử với những sự kiện khô khan, mà còn là những thông điệp mà Harari muốn gửi đến chúng ta- những homo sapiens thời hiện đại.
Trên đây chỉ là vài điểm mà mình thực sự ấn tượng trong cuốn sách này và còn rất nhiều thứ hay ho khác trong cuốn sách dày hơn 500 trang này. Một cuốn sách quá kinh điển về lịch sử.
Dành cho những bạn thích tìm hiểu về lịch sử cũng như mấy thứ hay ho ở thời ăn lông ở lổ thì có thể tham khảo thêm cuốn ” Thế Giới Một Thoáng Này ” của David Christian.
Chia sẻ của Đình Thọ