Mục lục
Ở đây mình đang đề cập về kịch bản nói chung nha.
Còn kịch bản clip viral, phỏng vấn, giới thiệu doanh nghiệp, hay event gì đó mỗi loại sẽ có những điều khác nữa.
Ý tưởng phù hợp người xem
Content nào thì cũng phải hướng đến người xem.
Mọi thứ phải được xây dựng logic và hợp lý. Ngay cả bạn chủ đích làm bất hợp lý để gây tiếng vang thì sự bất hợp lý này cũng phải được sáng tạo dựa trên tỉ mỉ.
Ví dụ: Trước khi xây dựng nhân vật cho một clip nào đó. mình phải dựa trên công chúng mục tiêu. Sau đó, dựa vào TA và tạo nên nhân vật, viết tính cách cho nhân vật đó.
Bao gồm: người đó ăn gì, mặc gì, thói quen gì,…
Tại sao ư? Kịch bản sẽ được thể hiện bằng hình ảnh. Và đôi khi bạn có thể dùng những hình ảnh đó để khiến người xem (chính là TA) của bạn nhìn thấy được chính bản thân họ và xem tiếp.
Bạn có thể nhìn các video bột giặt ABA, họ xây dựng như thế là có chủ đích cả, hướng về các đối tượng dân miền Tây hoặc tỉnh.
Kịch bản event cũng như vậy luôn ý. Nếu bạn làm event cho doanh nghiệp nào thì cũng phù hợp với doanh nghiệp đó.
Kiểm soát thời gian hợp lý
Quan trọng nhất của mọi loại kịch bản luôn, là thời gian.
Mỗi scene đều là tiền và công sức cả đấy!
Khi video nở rộ thì cũng sẽ đến lúc nó gây bội thực người xem, như bao định dạng khác. Thời gian quan trọng nhất của 1 video là từ 3-5s đầu tiên. Một thời gian trước, mình còn làm khá nhiều kịch bản bumper 6s. chỉ 6s thôi nhưng mỗi cái đều có một câu chuyện riêng.
Nếu bạn không thể thu hút người xem ở thời điểm này, khả năng lướt của họ rất cao. Do đó, đôi khi mình sẽ đẩy cao trào lên đầu tiên.
Cảm xúc bạn muốn là gì
Hài hước, sâu lắng, hay thậm chí hết hồn vì sao nó lố lăng dị…
Cảm xúc xuyên suốt một kịch bản được thể hiện qua rất nhiều yếu tố:
- Có diễn viên thì biểu cảm, cử chỉ. (vâng tất nhiên rồi, viết kịch bản mà không làm cái này à?)
- Âm thanh trong video. Bạn thử xem mấy cái video bình loạn phim, thay nhạc phát là khác ngay.
Dù ngắn hay dài, hãy xem nó như 1 câu chuyện có cao trào và kết thúc
Vốn, khi thực hiện một clip/video, mình không bàn đến có phải viral clip không. Tụi mình đều có những quy chuẩn hoặc công thức như viết content post facebook hoặc PR vậy.
Ví dụ, bạn phải có mở đầu, diễn biến, cao trào và giải quyết.
Nếu bạn không thỏa mãn được xúc cảm cho người theo dõi thì cũng hơi khó để họ nhớ đến bạn. Mình cũng hay làm storyboard nữa, để tưởng tượng dễ hơn.
Trong kịch bản event, có một phần gọi là key-moment, kiểu như là cao trào xúc cảm, âm nhạc hoành tráng, hoa rơi ngợp trời, mọi thứ sẽ được hòa với nhau, tạo nên điểm đáng nhớ nhất trong buổi đó khiến người tham dự ấn tượng.
Hãy theo dõi và update xu hướng thường xuyên
Dạo gần đây, có thể xu hướng làm video là dạng review.
Nhưng bây giờ, một phần bộ phận người xem đã bắt đầu cảm giác không yêu thích, thậm chí chán ghét. Vì quá nhiều thì bao giờ cũng không tốt.
Chia sẻ của Jeen Nguyễn