Mục lục
Trong một bài content, meta description là một phần tương đối quan trọng đóng vai trò thu hút người đọc. Tuy nhiên, các newbie thường không chú ý điều này dẫn tới meta họ viết không đem lại kết quả cao.
Trong bài chia sẻ ngày hôm nay, mình và các bạn sẽ cùng tìm hiểu về meta description để biết tầm quan trọng của nó. Từ đó xác định tư tưởng chau chuốt ngay từ meta. Cùng với đó, mình sẽ bật mí với các bạn một vài lưu ý giúp meta “xịn” hơn nha.
Xin gửi bài viết này cho các bạn newbie (những chuyên gia content tương lai), hy vọng những chia sẻ của mình sẽ hữu ích với các bạn.
Công dụng của meta description
Meta là đoạn mô tả của một bài viết. Đối với web, meta được hiển thị dưới phần title ở trang kết quả tìm kiếm. (Sau khi search Google về vấn đề gì thì sẽ dẫn tới trang kết quả tìm kiếm). Đối với Facebook thì có thể coi đoạn đầu tiên trước chữ “xem thêm” chính là meta.
Mình sẽ tập trung vào meta của content web nhé. Công dụng của meta description là để thu hút, kích thích người đọc click vào bài viết. Từ đó giúp tăng lượng traffic cho bài viết và web.
Điều này sẽ phần nào giúp Google nhận định rằng web hoặc bài viết đó hữu ích với người dùng, đem lại giá trị cho người đọc. Từ đó mà đề xuất bài viết đó, web đó lên thứ hạng hiển thị cao hơn, giúp tiếp xúc được với nhiều đọc giả hơn.
Những điều này sẽ giúp web tăng nhiều chỉ số quan trọng khác. Cuối cùng, điều mà chủ web quan tâm nhất chính là đem lại thu nhập cao hơn cho họ.
Độ dài giới hạn của meta
Nhiều người thường nghĩ rằng độ dài giới hạn của meta là khoảng 155 đến 160 ký tự. Thực ra, meta có thể dài tới 300 ký tự, còn 155 – 160 ký tự là độ dài khuyên dùng cho meta.
Vậy là chúng ta nên viết meta trong khoảng 155 đến 160 ký tự đúng không nhỉ. Đúng rồi, đây là độ dài khuyên dùng mà. Tuy nhiên nếu bạn có khả năng thao túng từ ngữ tốt thì sẽ có những ngoại lệ nhé.
155 – 160 là độ dài meta hiển thị khuyên dùng chứ không phải độ dài meta khuyên viết nhé. Nghĩa là sao nhỉ? Nghĩa là bạn có thể viết dài hơn 160 ký tự nhưng để độ dài hiển thị là 160 ký tự vẫn được nha.
Nếu làm như vậy thì điều gì sẽ xảy ra? Ai biết thử cmt luôn mà không đọc đoạn dưới mình xem nào, cmt xong thì quay lại đọc check xem khớp không nhé.
Hmm, kết quả nà. Khi làm như vậy thì ở phần meta hiển thị trên trang kết quả tìm kiếm sẽ chỉ hiện 160 ký tự đầu, phần còn lại sẽ được thay bởi dấu “…” Nếu bạn có khả năng tận dụng điều này để kích thích sự tò mò của người dùng thì tỉ lệ click vào bài viết sẽ cao hơn.
Ví dụ như người đọc đang muốn tìm hiểu cách kiếm tiền chẳng hạn. Vậy giờ thay vì meta bạn hiện”abcxys cách kiếm tiền hiệu quả nhất là kinh doanh” thì bạn có thể căn ke hợp lý để meta hiển thị là “abcxyz cách kiếm tiền hiệu quả nhất là…” chẳng hạn.
Việc này sẽ càng đẩy cao nhu cầu muốn biết cách kiếm tiền hiệu quả nhất là gì của người đọc. Vậy thì chắc chắn là hầu hết ai trong số họ đọc đến đây cũng click vào xem.
Có lẽ các bạn newbie sẽ thắc mắc 1 chút là mình viết content thì sẽ điều chỉnh độ dài meta hiển thị như thế nào để nó hiện 160 hay 300 ký tự nhỉ.
Công việc của người viết chỉ là viết thôi nhé bạn, còn người phụ trách đăng bài lên web mới là người điều chỉnh độ dài hiển thị meta nhé.
Meta cần thể hiện những gì?
Meta cần viết đúng điều người đọc quan tâm. Nếu đối tượng bài viết nhắm tới là người đang có nhu cầu tìm hiểu thông tin thì sẽ có cách viết khác với đối tượng là người có nhu cầu mua hàng.
Meta phải đánh trúng điều người đọc quan tâm thì họ mới quan tâm tới bài viết mà click vào xem. Vậy nên hãy xác định rõ ràng xem đối tượng bài viết nhắm tới có những đặc điểm gì. Từ đó tạo nên một meta chất lượng và một bài viết hoàn hảo.
Cần có yếu tố kích thích người đọc click vào bài viết. Tại trang hiển thị kết quả tìm kiếm, người dùng thường được phân thành 3 nhóm với 3 kiểu hành động khác nhau. Nhóm 1 click vào bài đầu tiên. Nhóm 2 sẽ out ngay khi thấy các kết quả đầu không hợp ý họ. Nhóm 3 sẽ lướt tìm bài có title và meta phù hợp với thứ họ tìm.
Phù hợp không chỉ có nghĩa là đúng điều họ muốn, phù hợp còn là bài đó có thu hút họ không. Vì vậy, những bài viết có yếu tố kích thích người đọc click vào bài viết sẽ có tỉ lệ click cao hơn những bài không có.
Những yếu tố kích thích có thể là yếu tố gây tò mò. Có thể là một lời nhắc nhở như “Hãy click vào bài viết để abcxyz”. Có thể là một câu khẳng định như “Bài viết này sẽ chỉ cho bạn cách để abcxyz”,…
Mô tả nội dung của bài viết cũng là một yếu tố cần thể hiện. Người đọc sẽ chú ý tới bài viết của bạn hơn vì phần meta đã nêu ra được nội dung của bài viết – thứ mà họ đang tìm hiểu. Thông qua phần mô tả ngắn gọn, người đọc có thể kết luận xem bài viết của bạn có phải nội dung họ đang tìm không.
Việc kết hợp nhiều yếu tố với nhau sẽ giúp nâng cao hiệu quả của meta. Tuy nhiên không nên quá gượng ép trong việc kết hợp nhiều yếu tố vì nó có thể khiến người dùng “đọc meta đã thấy chán”. Nếu vậy thì lại thành phản tác dụng rồi.
Định dạng chữ sẽ giúp thu hút hơn
Có 2 cách định dạng chữ khá hiệu quả trong việc thu hút sự chú ý của người đọc. Những cách này đều có điểm chung là nên được dùng trên các từ mà bạn muốn nhấn mạnh, gây chú ý với người đọc. Những từ đó nên là những từ mà người đọc quan tâm tới, khi đó hiệu quả thu hút sẽ cao hơn.
Cách 1 là định dạng từ in đậm. Cách 2 là để từ ở dạng in hoa. Tuy nhiên khi áp dụng 2 cách này, bạn không nên định dạng quá nhiều từ, điều đó sẽ khiến từ cần nhấn mạnh không còn nổi bật nữa và làm giảm hiệu quả của việc định dạng chữ.
Chia sẻ của Nguyễn Tiến Đạt