Mục lục
Ngày nay, mỗi người dùng phải tiếp xúc đủ nguồn thông tin (content) từ rất rất nhiều nguồn khác nhau, trên newsfeed, trên ứng dụng di động, báo chí, trang tin điện tử,… làm sao để nổi bật, đó chính là xu hướng thế kỷ 21, content marketing.
Vậy có bao nhiêu loại content thật sự? Người thì nói nó là seo content, technical content,… phân ra rất nhiều loại. Thực ra bản chất, chỉ chia ra làm 2 loại mà thôi.
Brand Content
Là những content mà nhà nhà phát hàng ngày, nói trực diện về những hoạt động liên quan đến thương hiệu, về tính năng sản phẩm, về công dụng sản phẩm – dịch vụ,… Tuy nhiên, nó lại gây khó chịu và nhàm chán, nhất là brand content quá thiên về giới thiệu sản phẩm, công dụng, tính năng, dù rằng mục đích là nhắc nhở người tiêu dùng nhớ về những tính năng vượt trội và tên nhãn hàng.
Do đó, để làm Brand Content hiệu quả cần 1 story telling, 1 lộ trình chiến lược nội dung để dẫn dắt người dùng, đừng có mải bán hàng bằng cách viết những brand content chỉ quanh đi quẩn lại giới thiệu mải miết về từng sản phẩm, người dùng sẽ không quan tâm nhiều. Hãy cho họ biết bạn là ai, bạn giúp gì cho họ, bạn mang lại lợi ích cho họ ra sao.
- Hãy mang đến những tin tức mới nhất về Brand của bạn.
- Hãy đưa ra những usp khác biệt từ sp của bạn.
- Hãy kể về những thành tích, chiến tích đơn vị bạn.
- Hãy kể case study, trải nghiệm khách hàng về sản phẩm – dịch vụ.
- Hãy tổ chức event với khách hàng như dùng thử, đố vui,…
Tiêu chí:
- Đúng: Viết brand content cần phải đúng với định vị & triết lý công ty.
- Đủ: Phải đủ tất cả thông tin để người dùng hiểu đúng về thương hiệu công ty và lợi ích các dòng sản phẩm.
- Đều: Phải duy trì thường xuyên, liên tục, nhưng không gây nhàm chán, hãy tập là 1 người kể chuyện, không bán hàng.
Thành ra, chúng ta không nên ngạc nhiên khi tại sao những nhãn hàng dù đã nổi tiếng, vẫn chi tiền tỷ cho media, vì họ cần brand content duy trì liên tục để nhắc nhở và duy trì top of mind trong tâm trí người tiêu dùng.
Unbrand Content
Là những content tưởng chừng không đề cập thẳng đến thương hiệu, thậm chí hoàn toàn không có brand trong đó. Nhưng những content này lại có những đặc tính là:
- Mang đến rất nhiều giá trị thông tin cho người dùng…
- Cung cấp kiến thức cho người dùng.
- Giúp người dùng giải trí, thư giãn sau giờ làm việc.
Mục đích là làm cho người dùng “LOVE” chúng ta, từ nguồn phát tán content và follow, theo dõi thường xuyên.
Nói vui, khi khách hàng đã yêu mến, thì làm gì cũng dễ. Đó chính là sứ mệnh cao cả của loại content này.
Những content này luôn lồng ghép thông điệp khéo léo, ẩn giấu brand rất kín đáo, đôi khi chỉ là cái hình minh họa bài viết, hay cảnh 1 diễn viên uống 1 lon nước ngọt để hé ra Brand của lon nước,… Và dĩ nhiên, nó không hề gây cảm giác nhàm chán, khó chịu.
Thậm chí người dùng đôi khi còn đi tìm kiếm những loại content này để lưu vào máy, xem dần, đọc dần, bạn có tin không.
Thường Content Marketing sẽ viết theo 2 hướng
Viết content giải quyết về vấn đề xã hội
Phù hợp với thương hiệu mang lại giá trị cảm xúc tích cực, đôi khi được người xem thích thú, xem tới xem lui như 1 nội dung có tính giải trí và dĩ nhiên thông điệp sẽ được khách hàng nhớ 1 cách vô cùng tự nhiên. MV “đi để trở về” là 1 ví dụ điển hình.
Những lưu ý là content ở dạng này phải liên quan đến văn hóa, xã hội, có tính giải trí cao và mang lại giá trị người dùng là bí quyết để content này thành công.
Sử dụng xu hướng ăn theo cũng là 1 giải pháp khi sáng tạo những content dạng này.
Viết content cung cấp thông tin hữu ích
Tri thức, kiến thức sử dụng cho ngành hàng mà Brand đang theo đuổi. Đặc biệt, lồng ghép khéo léo những keyword để khiến khách hàng có động lực sử dụng sản phẩm – dichj vụ của các bạn và có thể thương hiệu sẽ xuất hiện rất tự nhiên.
Làm content này phải kiên trì, bền bỉ lâu dài mới tạo dựng được 1 vị thế về Brand trong tâm trí khách hàng mục tiêu. Khi có nhu cầu, bạn sẽ là người họ nghĩ đến đầu tiên. Keyword “bền bỉ” có lẽ phù hợp content kiểu này và không dành cho ai muốn ăn xổi ở thì.
Một người làm content marketing, là phải tinh thông cả Brand Content và Unbrand Content gần như là bắt buôc và phải biết rằng khi nào cần làm phiền người dùng, làm sao để kể chuyện mãi mà họ vẫn nghe, rồi khi nào thì khiến người dùng thèm khát content của bạn, khiến họ nhớ bạn, gật gù tâm đắc, đó là trách nhiệm của 1 content creator làm nhiện vụ content marketing cho 1 đơn vị.
Chia sẻ của Nguyễn Tuấn Hùng