Mục lục
Đây là câu hỏi điển hình với bất cứ ai muốn phát triển chuyên môn ở bất cứ lĩnh vực nào, dù là Digital Marketing hay Branding, Copywriting,…
Ở bài viết này, chúng mình sẽ chia sẻ những bước bắt đầu phổ biến với nhiều anh chị Digital Marketer. Hy vọng sẽ giúp các bạn phần nào rõ ràng hơn về con đường theo đuổi Digital Marketing.
Bước 1 Tự học kiến thức Marketing căn bản (Marketing Foundation)
Có khá nhiều bạn nhầm tưởng Digital Marketing đơn thuần chỉ là chạy quảng cáo trên Facebook, Google hay các nền tảng số khác.
Thực chất không phải vậy, bản chất của Digital Marketing là bạn phải xây dựng mối quan hệ với khách hàng (Marketing) thông qua các kênh trực tuyến (Digital).
Khi bắt đầu xây nội dung hay chạy quảng cáo trên bất kỳ nền tảng nào bạn đều cần phải biết kiến thức về Marketing căn bản để nghiên cứu thị trường, tìm hiểu insight khách hàng thì mới có thể đem lại hiệu quả cho chiến dịch.
Nếu chưa biết học Marketing căn bản ở đâu, BrandsVietnam sẽ là địa chỉ uy tín cho bạn kiến thức tổng quan nhất và ngành.
Ví dụ: Để chạy được Facebook Ads bạn cần hiểu rõ các chỉ số quảng cáo, tâm lý, hành vi khách hàng (customer insight), chân dung khách hàng (customer portrait), biết cách viết content sao cho thu hút,…
Lúc này những kiến thức Marketing căn bản không còn mơ hồ trên sách vở nữa mà trở nên rất “đời”, rất “thực”, ngay trong chính công việc nhỏ nhất bạn làm mỗi ngày.
Bước 2 Chọn 1 kênh Digital là thế mạnh để bắt đầu
Dưới đây là 3 nhóm kênh Digital được nhiều tiền bối lựa chọn nhất:
Nhóm 1 Social Marketing
Social Marketing (làm marketing trên nền tảng social) không chỉ giới hạn trong việc chạy quảng cáo trên Facebook và Google Ads. Người làm quản lý social (social management) còn cần biết cách xây dựng fanpage, cộng đồng (facebook community), xử lý những “phốt” bất ngờ trên mạng xã hội.
Ngoài ra, việc nhanh nhạy nắm bắt và xây dựng nội dung trên những nền tảng mới như TikTok, Zalo cũng là những yêu cầu cơ bản của một người làm social manager.
Hiện nay không có thương hiệu nào có thể tồn tại mà thiếu kênh social nên những bạn social manager dày dạn kinh nghiệm luôn được săn đón trên thị trường với mức thu nhập hấp dẫn.
Nhóm 2 Search Marketing
Search Marketing là hình thức tối ưu hóa thứ hạng website dựa trên từ khóa tìm kiếm (SEO & SEM). Thời gian gần đây, do ảnh hưởng của dịch Covid-19, ngày càng nhiều doanh nghiệp chuyển đổi lên hình thức kinh doanh online và các sàn Thương mại điện tử.
Điều này tạo cơ hội việc làm thuận lợi cho những bạn có kiến thức tốt về chạy quảng cáo từ khóa (SEO & SEM) trên Google, Shopee, Lazada,…
Nhóm 3 Display Advertising
Display Advertising là hình thức chạy quảng cáo hiển thị, điển hình nhất Google Display Network (GDN). Ta có thể dễ dàng bắt gặp quảng cáo GDN dưới hình thức các banner sản phẩm, dịch vụ khi lướt web, đọc báo.
Các công ty, thương hiệu sẽ mua các vị trí hiển thị quảng cáo trên một số website trong mạng lưới của nhà cung cấp. Những nhà cung cấp này sẽ tính phí cho công ty, thương hiệu với mỗi lượt quảng cáo đó được hiển thị với người truy cập website.
Một số nhà cung cấp sở hữu mạng lưới website lớn mạnh có thể kể đến Adtima, Admicro, Eclick,…Đầu quân cho những media agency này sẽ là bước khởi đầu thuận lợi cho những bạn muốn đi sâu tìm hiểu về Display Advertising – một lĩnh vực với nhiều tiềm năng phát triển.
Kiến thức tự học miễn phí:
Các group về Digital Marketing như No More Lies Digital Community-Right 1st step into Digital Marketing World, UAN Marketing, Cộng đồng Digital Marketing, DMA (Digital Marketing Agency),…
Một số kênh Youtube cho bạn tham khảo: Neil Patel, Mayashare, Measure School, Verumecom,…
Có rất nhiều khóa miễn phí được ra từng mảng bạn có thể tham khảo tại: https://www.coursera.org/
Kiến thức trả phí:
Các khóa học miễn phí thường thường chỉ nằm ở mức độ nhận biết, nếu bạn muốn hiểu sâu hơn và tự tin chạy kênh Digital mình lựa chọn một cách hiệu quả thì có cách tìm kiến thức từ các khóa học Online.
Bật mí với bạn là No More Lies sắp tới sẽ ra mắt 1 khóa học hoàn toàn mới về Digital Marketing, cùng chờ đón nha!
Bước 3 Đi dọc hay đi ngang?
Sau 1-2 năm “khổ luyện” với 1 kênh Digital, đã đến lúc bạn cần tính chuyện lâu dài. Ở giai đoạn này, bạn sẽ cần lựa chọn giữa 2 “ngã rẽ” để phát triển khả năng của bản thân.
Phát triển theo chiều dọc: Bạn sẽ tiếp tục tìm hiểu chuyên sâu về kênh Digital đang chạy và thử sức với nhiều sản phẩm khác nhau. Môi trường agency sẽ là nơi lý tưởng để bạn “trao thân” và phát triển chuyên sâu kỹ năng của mình.
Ví dụ: Khi đã có nhiều kinh nghiệm chạy Facebook Ads cho ngành thời trang, bạn có thể thử sức với các ngành hàng khác như giáo dục, tiêu dùng nhanh,…
Một vài Digital Agency cho bạn thử sức có thể kể đến như: WPP Group, Publicis Groupe, Dentsu Aegis Network, Admicro, Golden Digital, Younet Group,…
Phát triển theo chiều ngang: Nếu bạn lựa chọn “đi ngang”, nhiệm vụ của bạn sẽ bao gồm lập kế hoạch digital marketing tổng thể, tối ưu chi phí quảng cáo trên đa kênh để mang lại hiệu quả cao về doanh thu và lợi nhuận cho công ty.
Digital Planner ở client hoặc agency side là vị trí lý tưởng để bạn hướng đến nếu muốn phát triển theo chiều ngang.
Ví như khi làm Digital Planner tại Grab Mart, sếp yêu cầu bạn làm thế nào để x3 order của Grab Mart trong một tháng.
Lúc này, bạn sẽ cần làm việc với các team khác như team Data Analysis, team Brand để đưa ra một kế hoạch digital marketing trên tổng thể đa kênh và đo lường xem order có thể tới từ kênh truyền thông, quảng cáo nào nhiều nhất.
Một vài vị trí phía client bạn có thể thử sức như Online/Digital Marketing Team, Growth Hacking Team,..
Mong rằng qua bài viết này, bạn đã có cái nhìn tổng quan về lộ trình vào đời của 1 digital marketer.
Chia sẻ của Uyển Nhi