Mục lục
Việc sử dụng KOLs trong Marketing là hình thức các doanh nghiệp tận dụng sức ảnh hưởng của những KOL này quảng bá sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp nhằm tạo lòng tin cho khách hàng, khiến cho quá trình chuyển đổi khách hàng diễn ra nhanh hơn. Song, hiện nay, các KOLs gặp phải rất nhiều bê bối. Đồng thời, số tiền chi ra cho KOLs thì không nhỏ.
Sự bùng nổ của Tiktok/ Facebook watch – Có rất nhiều tài khoản lập ra chỉ để review
Trong tình hình Covid hiện nay đã ra đời một hình thức mới hiệu quả hơn, đó là KOC – Key Opinion Consumer. Đây là thuật ngữ dùng để chỉ những người tiêu dùng thường xuyên thích chia sẻ các đánh giá của bản thân về sản phẩm đã sử dụng hoặc trải nghiệm trên các phương tiện truyền thông xã hội.
Cũng giống như KOLs, họ là những người tiêu dùng có sức ảnh hưởng trên thị trường. Công việc chính của họ là thử nghiệm các sản phẩm, dịch vụ và đưa ra những nhận xét, đánh giá.
Austin Li là cái tên khởi nguồn cho sự bùng nổ của xu hướng KOC với sự chân thực trong các video review/ livestream đã tạo ra niềm tin tuyệt đối trong khách hàng. Thay vì thử son lên tay như các beauty blogger, anh đã trực tiếp thử tất cả màu son lên môi mình để người xem có cái nhìn chân thực nhất. Trong một ngày có khi phải thử gần 400 cây son. Điều đó đem đến những hiệu quả khổng lồ về doanh thu.
Tại Việt Nam, hai nền tảng chính của KOC thường là Tiktok hoặc là Facebook group dưới dạng video/post (thường có gắn link affiliate). Các lĩnh vực thu hút người xem là mỹ phẩm/ skincare, đồ ăn, quần áo…
Xét về khía cạnh kiếm tiền, giữa KOC và KOL không có gì khác nhau. Tuy nhiên, khác một điểm, thay vì nhãn hàng sẽ trả tiền cho KOLs để review sản phẩm, thì KOC sẽ là người chủ động lựa chọn và sử dụng sản phẩm, và nhận lại mức hoa hồng từ thương hiệu trên số đơn đã bán được.
Mặc dù hầu hết KOC thì không có lượng người theo dõi lớn như KOLs, song ở thời điểm hiện nay, họ đang là chìa khóa, công cụ thúc đẩy người tiêu dùng đưa ra quyết định mua hàng.
Sự phát triển trong nhận thức và tư duy mua hàng của công chúng
Theo một báo cáo của Hiệp hội Quảng cáo và Niềm tin Toàn cầu Nielsen, với một sản phẩm, 92% người tiêu dùng tin vào lời giới thiệu của bạn bè và người thân hơn là quảng cáo của nhà sản xuất. Điều này được lý giải rằng do người mua hàng có đa kênh kết nối Internet nên họ sẽ chủ động trong việc tìm hiểu thông tin về thương hiệu và sản phẩm sắp mua.
Trong khi việc sử dụng kênh KOLs truyền thông chỉ đơn thuần dựa vào danh tiếng của người quảng bá mà không đem lại những quan điểm khách quan thì KOC lại tăng sự tư duy, họ không phụ thuộc vào kịch bản gì từ nhãn hàng và mang tới các đánh giá khách quan của bản thân họ về sản phẩm.
Bên cạnh đó thì hình ảnh của những KOC này vì xuất hiện nhiều bởi đặc thù phải ra video thường xuyên nên hình ảnh của họ cũng thân thuộc với thế hệ trẻ hơn.
Mọi người nghĩ sau về câu hỏi này?
Chia sẻ của Diệu Thủy