Mục lục
Bài vốn dĩ đã dài. Đọc trên facebook còn dài hơn. Mọi người thấy hay thì có thể bình luận để em có động lực về sau chia sẻ thêm nha.
Qua tìm hiểu & làm việc với hơn 500 Brand bán lẻ (*) thì đa phần các Brand đều lựa chọn minigame để mua zuiii cho khách, nhằm mục đích chính: tăng tương tác, thu hút khách hàng, tăng nhận diện thương hiệu. Vậy minigame có giúp brand tăng doanh số không?
Câu trả lời ngắn gọn là: CÓ và KHÔNG. Tùy vào những yếu tố chính như: Doanh số vốn dĩ của Brand, Sự trung thành, Nhạy cảm của khách hàng và Kịch bản tổ chức (thể lệ, phần thưởng, nội dung).
Và nội dung bên dưới em chia sẻ kinh nghiệm về việc Tổ chức minigame Vòng Quay May Mắn tăng doanh số cho các brand đã từng làm.
Là các Brand bán lẻ có thể có nhiều chi nhánh hoặc không. Đặc điểm chung: sở hữu fanpage bán hàng sôi nổi trên online.
Xác định phần thưởng
Đối với kịch bản đơn giản (chỉ cần vào minigame là chơi) thì việc xác định phần thưởng gần như chiếm phần lớn hiệu quả của minigame cho dù mục đích là tăng doanh số hay gì khác đi chăng nữa.
Nhóm phần thưởng thu hút
Là nhóm phần thưởng được làm nổi bật cả về: thiết kế & giá trị phần thưởng để khách hàng thấy hứng thú & muốn tham gia. Thông thường là các phần thưởng: voucher có giá trị cao hay miễn phí 1 sản phẩm bất kỳ.
Hoặc có khi là một phần thưởng về đặc tính thương hiệu như cách mà Yêu là Đủ – Cộng đồng về giáo dục giới tính từng làm. Yêu là Đủ xác định phần thưởng thu hút là Avatar full không che của bạn Admin – khiến cư dân cộng đồng rất tò mò & tham gia nườm nượp. Kết quả: 2. 500 người tham gia, tỷ lệ 30% mua hàng khi trúng combo giảm giá. Và … cộng đồng vẫn chưa ai thấy Avatar của admin cả.
Nhóm phần thưởng này có tỷ lệ trúng cực kỳ thấp: 0-5%, với số lượng trúng thưởng có giới hạn (hoặc có khi không có luôn).
Nhóm phần thưởng mua hàng
Là nhóm các phần thưởng mà khách hàng sẽ có xu hướng sử dụng để mua hàng. Thông thường sẽ là: voucher giảm giá từ 5-25% hay combo mua hàng với giá thấp hơn. Trường hợp, brand đang chạy một chương trình giảm giá rồi thì có thể lồng ghép phần với minigame để thu hút nhiều khách hàng biết đến hơn.
Nhóm này có tỷ lệ trúng cực cao, có thể từ: 85-95%, với số lượng trúng không giới hạn.
Nhóm phần thưởng tăng tỷ lệ mua hàng
Có phải anh/chị đã từng “bóc thẻ cào” trong gói mì Hảo Hảo? Và có phải, không cần xem nội dung chương trình, danh sách trúng thưởng mà vẫn biết mình sẽ trúng gì!
Nắm bắt được tâm lý khách hàng: tham gia minigame may mắn mong được may mắn nhưng luôn trúng “may mắn” lần sau. Nên nhóm thứ (3) được sinh ra với những phần thưởng có giá trị thấp hơn Nhóm (2), nhằm giúp khách hàng khi trúng phần thưởng ở (2) thì sẽ cảm thấy mình may mắn, trân trọng phần quà hơn.
Chẳng hạn: nếu anh chị muốn trúng chủ yếu là voucher 20% thì sẽ để nhóm phần thưởng này là: voucher 15%, voucher 10% và chúc may mắn lần sau.
Nhóm này có tỷ lệ trúng 0%.
Xác định kịch bản chơi (mô tả chương trình, thể lệ)
Kịch bản chơi có thể phức tạp hay đơn giản. Điều đó phụ thuộc vào độ yêu thích của khách hàng với thương hiệu. Nếu khách hàng bạn càng trung thành, yêu thích thương hiệu thì việc họ chơi game với hàng tá các yêu cầu thì vẫn sẽ sẵn lòng.
Tuy nhiên, dù phức tạp hay đơn giản thì bạn luôn cần lưu ý các điểm sau:
Hạn chế can thiệp quyền riêng tư. Thể lệ kinh điển các shop hay sử dụng là: like fanpage, like, share bài post và … tag 03 người bạn là thứ mình ngán ngẩm nhất.
Xây dựng kịch bản có tính lan tỏa cao. Chẳng hạn: khuyến khích khách hàng chia sẻ nhưng không phải điều bắt buộc.
Thời gian áp dụng phần thưởng ngắn. Tầm 07 ngày, để giảm tỷ lệ khách hàng quên và lâu quá cũng khó nhắc nhở khách hơn.
Hình thức trao thưởng dễ hiểu, dễ làm (cho cả Brand & Khách hàng)
Cài đặt game & vận hành
Việc tương tác tăng gấp nhiều lần là chuyện gần như trong tính toán khi tổ chức minigame. Nên việc tối ưu hóa khâu vận hành dựa trên các nguồn lực (hệ thống) sẵn có là điều sẽ giúp minigame tăng hiệu suất & giảm chi phí nhân sự.
Website (e-commerce) & Chatbot chính là 02 bộ công cụ cơ bản giúp việc tự động hóa trở nên dễ dàng hơn bao giờ hết.
Chatbot – ngoài việc quảng bá game, thu thập lead thì việc re-marketing sau game cũng hiệu quả và với chi phí cực thấp.
Website e-commerce (tức là website bán hàng, có đặt hàng & mã giảm giá) chính là kênh tự động hóa điều hướng thông tin & đặt hàng online hiệu quả.
Điển hình: Nón Trùm – chuỗi mũ bảo hiểm với dịch vụ giặt nón miễn phí cho mọi người, đã sử dụng Chatbot để gửi link minigame cho khách hàng đã thu hút hơn 700 người tham gia – gấp 3 lần so với minigame trước đó và gấp nhiều lần so với bài đăng thông thường.
Re-Marketing
Cuối cùng việc tương tác lại với khách hàng – đặc biệt các khách hàng đã trúng thưởng mà chưa mua hàng – cũng không kém phần quan trọng. Bạn có thể tận dụng Chatbot hoặc SMS Brand để gửi tin nhắn cho các khách hàng với nội dung nhắc nhở chẳng hạn.
Điển hình: Brand X là hệ thống 7 cửa hàng thời trang VNXK. Vào 02 ngày cuối cùng hạn sử dụng voucher, Brand X đã gửi tin nhắn cho các khách hàng chưa mua hàng – góp phần đem về tỷ lệ mua hàng 25% (trên tổng 10. 000 khách tham gia minigame).
Đó là vài kinh nghiệm của em khi tổ chức minigame Vòng Quay May Mắn cho các thương hiệu với mỗi thương hiệu có lợi thế, đặc thù khác nhau. Ngoài ra, minigame có thể sáng tạo để phù hợp cho các mô hình B2B2C – như cách Thegioidotap. vn tổ chức 01 minigame đồng bộ với hơn 500 đối tác của mình vậy.
Chia sẻ của Hồ Tiến Lộc