Nhiều thương hiệu xa xỉ lại chọn đưa các tác phẩm nghệ thuật đương đại vào sản phẩm của mình. Thương hiệu Louis Vuitton đã mời nghệ sỹ đương đại Nhật Bản Murakami thay đổi màu sắc và các xếp đặt các họa tiết Monogram để làm mới thương hiệu của mình.
Thậm chí họ còn mời nghệ sỹ graffiti tạo ra họa tiết mới để làm nên dòng sản phẩm mới. Gần đây, hãng Hermes cũng mời nghệ sỹ graffiti gốc Việt là Cyril Phan vẽ hình trên dòng khăn danh tiếng của mình.
Một số thương hiệu xa xỉ khác lại chọn cách kết hợp nghệ thuật truyền thống thủ công địa phương với design của nguồn gốc thương hiệu dưới bàn tay của một nhà thiết kế châu Âu. Đó là trường hợp của thương hiệu mỹ phẩm cao cấp Nhật Bản Menard trong dịp tung ra dòng sản phẩm cao cấp nhất của mình là Authent.
Bản thân hũ kem Authent đã là một sản phẩm đẹp như một tác phẩm điêu khắc. Đó là lý do mà thiết kế này đã vượt lên trên 754 sản phẩm tranh tài đến từ 39 nước để đoạt giải vàng thiết kế Pentaward danh tiếng năm 2009.
Nhưng dường như với người Nhật, chất lượng là một vòng xoáy đi lên mãi. Thương hiệu này đã làm việc với nhà thiết kế người Pháp là Jacques Blanchard để kết hợp nghệ thuật sơn mài đỉnh cao của Việt Nam với đồ họa Nhật Bản thể hiện qua chiếc là Gingko bạch quả huyền thoại (loại cây sống sót sau vụ Nhật Bản bị ném bom nguyên tử) dưới con mắt của một designer người Pháp.
Kết quả là sản phẩm Authent được biến thành một món đồ nữ trang và bao bì là chiếc hộp sơn mài thủ công gắn nắp đồng mạ vàng hình lá gingko trở thành một chiếc hộp nữ trang.
Tổng hợp và chia sẻ của Nguyễn Đình Thành