Mục lục
Kênh truyền thông là gì?
Kênh truyền thông đơn giản là một phương tiện để truyền tải thông điệp từ người gửi tới người nhận.
Mặc dù kênh truyền thông rất quan trọng nhưng nó cũng chỉ là một trong những yếu tố quyết định tới thành công của một chiến dịch.
Trước kia, khi mà internet chưa xuất hiện thì lựa chọn duy nhất của các doanh nghiệp đó là các kênh truyền thống như báo đài, tạp chí, tivi, radio, truyền hình tivi,…
Nhưng sau đó khi internet phát triển, sân chơi đã được mở rộng ra, cũng là cơ hội các doanh nghiệp nhỏ có khả năng cạnh tranh trong một thị trường lớn.
Họ có thể tiếp cận tới nhiều đối tượng mục tiêu hơn, nhiều cách hơn, ở xa hơn, chi phí cũng hợp lý hơn.
Ví dụ về các kênh truyền thông
Các Kênh truyền thông truyền thống
In ấn, đài, radio, tivi, biển quảng cáo, điện thoại, dịch vụ bưu chính, sự kiện.
Các kênh tiếp thị kĩ thuật số
Trang web, blog,podcast, truyền thông xã hội, e-mail, youtube, hội thảo
Bốn phân loại kênh truyền thông cơ bản
Paid media (truyền thông trả tiền)
Là những kênh truyền thông bạn cần phải trả phí nếu muốn được đăng tải nội dung của mình. Bạn phải mất một số tiền nhất định để có một vị trí trên báo, radio, website hay lượt hiển thị trên facebook,..
Paid media sẽ cho bạn khả năng tiếp cận của các chiến dịch truyền thông cao hơn, vượt ra cả ngoài những người quan tâm tới thương hiệu của bạn mà trong ngành hàng của bạn (Có nhu cầu nhưng không biết tới thương hiệu của bạn).
Paid media giúp khách hàng tiếp cận thương hiệu của bạn dễ hơn. Ngoài ra bạn có thể triển khai chiến dịch theo yêu cầu dễ dàng khi có sự thay đổi, có khả năng kiểm soát và khả năng mở rộng linh hoạt.
Ví dụ: google ads, retageting, social media ads
Earn Media (truyền thông lan truyền)
Là hình thức để nói về quan hệ công chúng. Là những kênh hỗ trợ những thảo luận, phản hồi về thương hiệu được lan tỏa một cách tự nhiên. Nội dung được viết từ chính người tiêu dùng nên có độ tin tưởng cao hơn paid media hay owned media.
Nhưng đó cũng là con dao hai lưỡi, sẽ nguy hiểm nếu nội dung đăng tải làm ảnh hưởng tiêu cực tới hình ảnh của thương hiệu.
Cũng giống như bạn đưa quyền sản xuất nội dung cho người khác để truyền cảm hứng thay vì thương hiệu của bạn sản xuất nội dung.
Về Cơ bản sẽ là sự xuất hiện thương hiệu trong các phương tiện truyền thông mà không phải dưới dạng là đang quảng cáo
Nhưng cũng có thể dựa vào quan hệ thân thiết để có thể tạo ra những nội dung theo ý muốn của bạn, trên những trang mà bạn muốn.
Ví dụ: Truyền miệng, quan hệ người ảnh hưởng, đánh giá khách hàng,..
Owned media (truyền thông sở hữu)
Owned media là những kênh thuộc chính thương hiệu sở hữu, và tài sản của thương hiệu bạn, không mất chi phí như fanpage, website, blog,… lợi thế của kênh này là bạn có thể kiểm soát mọi nội dung được đăng tải lên, thông tin dữ liệu.
Nhưng nhược điểm thì nó lại bị phụ thuộc khá nhiều vào chính bản thân thương hiệu.
Khách hàng có thể tìm kiếm thông tin quan các kênh tìm kiếm, những nội dung bạn tạo ra cần cuốn hút để thúc đẩy mối quan hệ trong suốt vòng đời của khách hàng.
Cung cấp lợi ích tăng trưởng dài hạn mà không tốn bất cứ chi phí nào.
Ví dụ Blogs, website, fanpage, ebooks,..
Shared media (truyền thông chia sẻ)
Sự tham gia và tương tác với người tiêu dùng trên nội dung của các trang web như Facebook, Twitter và YouTube dẫn đến nội dung được chia.
Do bản chất của việc chia sẻ nên Shared Media có thể là sự truyền bá của một cá nhân cho những người khác.
Ví dụ: Twitter, facebook, linkedin, pinteret.
Chia sẻ của Biệt Đội Marketers 4 Cấp Độ.