6 năm về trước, tôi là một chàng sinh viên chân ướt, chân ráo ra trường. Học khoa Công nghệ thông tin nhưng đến năm ba lại theo mảng thương mại điện tử, cơ duyên đến với ngành truyền thông – nghề của những con chữ cứ tự nhiên mà đến.
Học trái ngành, các kiến thức về viết lách hầu như chỉ từ sách vở, báo chí hay lướt mạng. Sếp đầu tiên của tôi nói: “Người như em, cách tốt nhất là đọc thật nhiều rồi tự nhiên em sẽ có phản xạ và tư duy trong nghề. Làm nhiều là thích nghi, trăm hay không bằng tay quen, Đức ạ!”
Quả thật là, với một đứa thường xuyên lui tới thư viện và lướt mạng như tôi thì việc hấp thu một lượng lớn con chữ không phải là quá khó. Nhưng vì tự nhận mình là dân ngoại đạo nên càng ngại đụng vào kiến thức chuyên môn hàn lâm.
Vì sao ư? Vì sợ khó nắm bắt vì mình không có nền tảng từ đầu. Tôi áp lực công việc!
Đến lúc bước chân vào thế giới công sở thì càng nhận thấy, không được học bài bản là một thiệt thòi, và vô hình chung gián tiếp tạo ra áp lực cho chính mình khi tiếp xúc với môi trường công ty chuyên nghiệp. Áp lực từ yêu cầu của chính công việc luôn yêu cầu vị trí nghề này phải cập nhật, làm mới và thích nghi không ngừng.
Hầu như các khóa học trên thị trường hiện giờ chỉ tập trung một mảng nhất định, và cách thể hiện cũng không hề giống nhau. Hệ thống hóa hầu như không có.
Học chỉ để biết rồi khó áp dụng vì quá xa vời, nhiều khi tới mức “phi thực tế”. Tôi áp lực chọn khoá học!
Muốn trở thành người giỏi trong nghề sống với những con chữ, theo người thầy tôi vừa mới theo học, là phải tư duy đúng, rồi viết cho đúng, rồi mới viết hay được. Đến với lớp học hãy trong tâm trí thư thái, đầu óc “trần trụi”, gạt bỏ mọi thứ trong đầu.
“Ấp ủ – Cầu trượt – Suối mát” – lưu ý đối với những người viết khi chinh phục khách hàng từ cô giáo, theo tôi, tựa như một người ngư dân, dự định xây một con thuyền đánh cá ra khơi rồi tới đại dương xanh thẳm. Các kiến thức về Insight, Persona khách hàng hay Content Writing, Copywriting, vốn hay bị nhầm lẫn cũng dễ dàng được phân biệt rạch ròi.
Rõ ràng cần hệ thống hóa kiến thức, nếu không về sau khó có thể nào nâng cấp được bản thân, hay thậm chí trở thành sếp được.
Tôi nghĩ rằng, hãy học từ những người đã từng trải qua vị trí như mình. Có thể người dạy đấy ở vị trí là tôi cách đây 5-6 năm về trước, cũng từng làm thợ, rồi tự nâng cấp bản thân để đứng ở vị trí như hiện tại.
Cảm giác lúc học từ họ không chỉ là nói suông một cách máy móc, mà là từ tâm tình những người làm nghề với nhau.
Thật thú vị và may mắn, cũng là mới đây, vào tháng 6 vừa rồi, tôi được theo học khóa học Content Marketing. Lớp học có 10 người thôi nhưng lại có hàng trăm “angle” viết khác nhau. Chúng tôi cứ bảo nhau: “Từ giờ không ngán thể loại nội dung gì nữa nhé, áp lực bài vở cũng thế mà nói bye bye”.
Nhóm trên Facebook mà cả lớp thảo luận giờ lại thành “ổ buôn” định kỳ, ngoài những lúc tụ tập cà phê, chém gió, chúng tôi vẫn thoải mái tranh luận với cả cô giáo về những ý kiến, khúc mắc, quan điểm về nghề hay công việc hiện tại. Vây là áp lực được chuyển hoá thành niềm vui.
Tư duy đúng, sẽ chọn đúng, chọn đúng sẽ nhận được nhiều điều hay, tôi nghĩ là vậy
Và tôi đã trở thành Master content marketing như vậy đấy!
Chia sẻ của Tuyết Nhung