Đây Là Cách Giúp Bạn Từ Một Người “Không Giỏi Văn” Trở Thành Người Viết Bài “Nghìn Like”

Chào các bạn! hôm nay chúng ta lại gặp nhau trong một chủ đề khá là mộc mạc, thú vị & đời thường phải không.

Cũng mấy ngày rồi mình chưa viết gì, quả là vài hôm nay tập trung làm TikTok (triển khai một vài kênh mới) nên là hơi bận một chút xíu. Tối nay quyết định dành chút thời gian của mình để chia sẻ gì đó đến các bạn. (chém gió là dành chút thời gian chứ thực ra viết lâu bỏ *** ra còn bày đặt)

Và mình nghĩ là chủ đề này sẽ phù hợp với nhiều người đấy. Vì các bạn biết sao không, mới tuần trước đây thôi mình vừa có buổi Zoom chia sẻ nội bộ về chủ đề này (nhiều anh/em quan tâm lắm).

Hôm đó nói cũng nhiều, chia sẻ kinh nghiệm, những bài học & tất nhiên là những lời khuyên dành cho người mới (những người có những khó khăn, thấp thoáng – lấp ló những hình ảnh của mình cách đây 5 6 năm khi mới chập chững, bỡ ngỡ)

Và các bạn biết không, điều mình nhận ra là:

Thực ra khi chúng ta viết, thì bản chất là chúng ta đang truyền đạt, trò chuyện với người đọc thôi. Nó chỉ khác là thay vì nói, thay vì trình bày trực tiếp thì là qua văn bản. Mà ai có kỹ năng viết tốt thì sẽ lôi cuốn được người đọc

Vậy thì viết lách là gì: các bạn hỏi và “bác Gồ trả lời”, tham khảo 1 vài blog thì sẽ ra nhiều khái niệm gần như là tương đồng nhau. Viết lách là viết thường xuyên, mỗi ngày và viết nhiều chủ đề khác nhau. (bạn nào biết rõ – dễ hiểu & chuẩn hơn thì có thể bổ sung ở phần bình luận đoạn “khái niệm” này nhá. Cảm ơn nhiều nhiều).

Trước khi đi vào nội dung, mình muốn kể một chút về hành trình của mình để các bạn có thêm niềm tin về những điều mình chia sẻ

Mình trước kia học văn tệ thực ra đó là lý do vì sao mình lấy từ khóa này có trong tiêu đề, nhưng các bạn phải hiểu rằng mọi kỹ năng đều có thể học được. Tuy chúng ta có thể không thể xuất sắc, nhưng có thể rèn để trung bình hoặc khá. (giỏi – siêu giỏi nó còn cần ở cái gọi là tố chất, hay người ta hay gọi là “trời phú”).

Mình đã không thể viết bài gì cả tức là trước đây mình chẳng có thói quen viết, chia sẻ bất kỳ nội dung gì trên Internet cả (kể cả thói quen ghi chép hay viết gì trên vở, sổ). Và kỹ năng viết của mình gần như là con số 0.

Mình bắt đầu viết những bài viết chia sẻ đầu tiên từ khoảng 2016 tính đến nay cũng khoảng 5 năm. Mỗi năm trôi qua, mình hoàn thiện một ít, một ít & ý thức thêm nhiều điều liên quan đến kỹ năng này.

Mình đã có đâu đó 200 – 300 bài viết khác nhau (từ dài ngắn, ebook, thậm chí mình đã từng thử viết sách “cuốn sách tên: Marketing 0 đồng – Những kênh bán hàng chi phí thấp”)

Mình có thói quen note trong điện thoại ~ 1000 note: về những ý tưởng, các bài viết, các chia sẻ nội bộ. Tất nhiên là thói quen ghi chép là không thể thiếu rồi

Mình chia sẻ trên Profile cá nhân, trên cộng đồng, trên Blog (trước kia mình hay viết trên Blog ATP Software) & một vài môi trường khác.

Mình nhận bản thân mình cũng chẳng là người viết hay gì, chỉ được cái viết nhiều trau dồi, hoàn thiện dần và cũng tàm tạm như ngày hôm nay có thể chia sẻ đến các bạn.

Oke nhé! để xem hôm nay mình sẽ nói gì với các bạn đây

Vì sao chúng ta nên tập viết lách

  • Viết để có thể nói lên nỗi lòng, dòng tâm sự & những điều mà bản thân cảm thấy thích.
  • Viết để biết là mình có kỹ năng, chuyên môn, kiến thức hay kinh nghiệm gì (trong bài “vì sao chia sẻ là cách giúp chúng ta tiến bộ nhanh nhất” mình đã nói rồi hệ thống hóa kiến thức)
  • Viết để rèn luyện về tư duy, khả năng phản xạ & giúp bộ não được “tập thể dục” mỗi ngày (tin mình đi, sẽ có nhiều điều diệu kỳ đấy)
  • Viết để có thể chia sẻ đến bạn bè, đồng nghiệp, các mối quan hệ, cộng đồng một giá trị nào đó (giống như cách mà mình đang làm đây)
  • Viết để lưu trữ thông tin, biết nội lực bản thân tiến bộ thế nào (qua các bài viết của mình, hãy đọc các bài 1 – 2 năm trước của bạn sẽ biết thôi)
  • Viết để biết là bản thân mình thú vị đến đâu, có sở thích gì, có tư duy như thế nào (hãy thử đi, bạn là một người vô cùng thú vị đấy chứ)
  • Viết để thư giãn, giải trí & tạo động lực, niềm vui cho bản thân (mỗi ngày, mỗi khi vui buồn đều có thể viết mà)
  • Viết để trang bị cho mình kỹ năng mà không phải ai cũng có (kỹ năng top 5% giúp bạn có nhiều lợi thế trong công việc, đời sống, kinh doanh)

Hãy bắt đầu với những lợi ích đơn giản, mình tin là bạn sẽ có nhiều động lực để viết mỗi ngày đấy!

Hãy cùng tìm hiểu xem vì sao bạn, tôi & nhiều người nữa chưa bắt đầu?

Mình biết là bắt đầu một cái gì đó mới mẻ thì luôn khó. Bởi vì con người chúng ta luôn “sợ thoát khỏi vùng an toàn” của bản thân mình mà. Hãy cùng điểm qua một vài lý do, nguyên nhân cơ bản nhé:

  • Là vì chúng ta LƯỜI (thẳng thắng với nhau đi)
  • Là vì chúng ta dễ bỏ cuộc (có quá nhiều rào cản, lý do khiến chúng ta dừng lại)
  • Là vì chúng ta sợ GIỐNG NGƯỜI KHÁC & có nhiều người xung quanh, mình thấy họ làm quá tốt (điều này khiến bản thân tự ti)
  • Là vì chúng ta chẳng thấy mục tiêu, động cơ để rèn luyện kỹ năng viết là gì (trách nhiệm lớn thì ai mà chẳng hành động mạnh mẽ)

Trước đây, vì tính chất công việc gắn liền với hoạt động viết nên mình cũng được lợi nhiều phần nữa. Với điều quan trọng là bạn phải cho mình MỤC TIÊU + TRÁCH NHIỆM LỚN + KHÁT VỌNG (tôi sẽ trở thành ai, định vị bản thân hay đơn giản là tôi tập viết mỗi ngày bởi vì tôi đã hứa với lòng mình là một ngày nào đó tôi sẽ có cuốn sách đầu tiên).
Tất nhiên đừng quên những điều gọi là: sự công nhận & những kết quả ban đầu 2 điều này gần như quyết định 50% việc bạn có tiếp tục rèn luyện thói quen viết hay không.

Hey man! tôi nên bắt đầu từ đâu?

Cái khó của mỗi người là không biết nên bắt đầu từ đâu, vì cơ bản chúng ta ai cũng gần như là con số 0 khi bắt đầu. (nếu có chỉ là những kiến thức được gọi là “chủ quan”).

Vậy, lời khuyên của mình là gì:

  • Bạn có những trải nghiệm và những cột mốc của bản thân chứ? (kể về lần đầu đi làm đi)
  • Kỹ năng, chuyên môn của bạn là gì? (chia sẻ với ai đó lời khuyên chọn trường đi)
  • Những bài học, nỗi đau của bạn trong suốt quá trình đi học – đi làm? (bài học đầu tiên mà bạn học được khi phỏng vấn là gì)

Hãy bắt đầu từ những trải nghiệm của bản thân, những gì bản thân có & đó là những thứ quen thuộc.

Những lỗi được gọi là cơ bản (thường gặp của nhiều người)

Ai cũng sẽ gặp những lỗi này thôi, không gặp 1 thì cũng gặp nhiều. Cho nên nếu tránh được thì tốt biết mấy (cái ngu của mình hồi xưa là cứ viết chứ ít đi đọc, học hỏi nhiều). Cho nên mới “ngu lâu”.

“Không có hồn”: hầu hết chúng ta viết bị khô khan, cọc cằn cũng bởi do không có yếu tố cá nhân hóa. Viết giống như là cái máy đang ghép các chữ lại với nhau. Không có câu chuyện, cái tôi, ngôi xưng, những tình tiết – yếu tố gắn liền với cá nhân.

Không có thông điệp rõ ràng: hồi xưa mình cũng thế, viết cả bài chẳng giải quyết được keyword gì cho người đọc vừa lan man, vừa chẳng rõ ý. Lúc này người đọc xong chẳng biết bạn muốn nhấn mạnh điều gì, hay đem đến cho họ thông điệp gì cho bài viết.

Không mạch lạc, câu từ lủng củng: đây cũng là điều mình từng gặp, hy vọng giờ đỡ hơn chút. Các bạn muốn câu từ thu hút, liền mạnh thì phải “thả hồn” vào bài viết. Đôi khi cũng phải đọc lại xem nó trơn chu hay chưa và quan trọng là nên trang bị vốn từ nhiều lên (ở phần thói quen mình sẽ nói thêm).

Tiêu đề không thu hút: người ta ở lại bởi cái tiêu đề, tiếp theo là sự dẫn dắt của bạn. Nên học đặt tiêu đề hay vào, mà tiêu đề hay thì được cộng hưởng bởi yếu tố gì: SỰ HIỂU BÀI VIẾT (thông điệp bài viết) + SỰ HIỂU NGƯỜI ĐỌC (biết họ cần gì). Follow page Trường Doanh Nhân HBR đi (bên này đặt tiêu đề siêu hay).

Bí ý tưởng – hãy cứu lấy tôi

Sau bao năm, mình nhận ra IDEA đến từ cảm xúc & dòng suy nghĩ của bản thân rất nhiều. Và một trong những cách mà mình áp dụng để bản thân mình cảm thấy “không cạn ý tưởng” đó là THÓI QUEN

Thói quen 1: ai cũng làm được (spy ý tưởng & copycat)

  • Xem các idea của người khác
  • Xem cách họ làm
  • Những checklist, keyword hay từ nội dung của họ (tuỳ mục đích hay cách bạn lựa chọn nội dung để xem: video, bài viết, ảnh, …)
  • Theo dõi các chuyên gia, Fanpage, Group (lâu lâu hiện lên newfeed bài hay ho lại có thể có thêm ý tưởng)

Dạng này ai cũng làm được, thường là các bạn mới sẽ dễ áp dụng hơn.

Thói quen 2: Học, xem, đúc kết, chiêm nghiệm & tư duy thêm.

Ở mỗi nội dung chúng ta xem, thông thường chúng ta không có thói quen “tư duy thêm”. Tức là nghiền ngẫm nội dung đó, hoặc khi nghe đến keyword đó mình lại nghĩ thêm được Idea mới hay hơn, sáng tạo hay mới lạ hơn (Tạo ra nội dung A++)

Thói quen 3: Đừng chỉ xem nội dung, hãy đặt câu hỏi Why?

Chúng ta khi học, xem hay update ở đâu đó chỉ quan tâm đến nội dung mà ít người có thói quen đặt câu hỏi vì sao lại như vậy?

  • Tại sao họ lại tạo ra được nội dung đó
  • Cách họ làm như thế nào
  • Vì sao mình lại ở đây & học nội dung này?
  • Vì sao họ lại nói phần ABC này như thế

Đôi khi, bởi điều này sẽ giúp chúng ta “học được lãi kép” không chỉ nội dung mà học được cách làm & rất nhiều điều hay khác.

Thói quen 04: Đặt vấn đề, câu hỏi & quan sát

Mỗi ngày trôi qua, là mỗi trải nghiệm mới. Và tất nhiên là có rất nhiều điều xảy ra xung quanh ta mỗi ngày: công việc, đời sống hay sinh hoạt cá nhân, …

Ở mỗi trải nghiệm khác nhau, chúng ta đều sẽ có những góc nhìn. Cái quan trọng là bạn có muốn đặt vấn đề để giải quyết không?

Ví dụ:

  • Tại sao khách hàng bán hàng không được?
  • Tại sao khách hàng lại chưa hài lòng
  • Điều gì có thể giúp khách hàng cảm thấy Wow?
  • 1 bạn trong team vừa tư vấn khách hàng, điều gì khiến bạn ấy thành công?
  • Hay mỗi lần công ty hay mình đi du lịch, mình vẫn quan sát cách họ kiếm tiền, làm dịch vụ, tư vấn, …

Thói quen 05: Note lại dòng suy nghĩ, ý tưởng hay

Đừng xem thường dòng suy nghĩ của chúng ta. Đôi khi có những thứ khó có thể xuất hiện ở lần thứ 2 trong dòng suy nghĩ
Vì thế, đi đâu đó & nghĩ được điều gì đó hay thì nên Note lại trong sổ, ghi chú & nơi nào đó là thuận tiện với bạn. (Mình hay dùng note ghichu của Iphone)

  • Đi ngoài đường, chợt có idea hay sẵn tiện thì mình sẽ dừng lại để note
  • Tối nằm ngủ, suy nghĩ linh tinh cũng ra nhiều idea hay (IDEA TikTok phần lớn là ở đây)
  • Đi tắm, dạo, thư giãn, … cũng có nhiều idea cực kỳ hay ho

Đây là thói quen rất hay đó, bạn nên trang bị nhé

Thói quen 06: Lưu trữ kho dữ liệu, nguồn thông tin hay

Có rất nhiều trang thông tin hay để chúng ta tham khảo. Đôi khi, bí idea thì mình sẽ vào đó lướt để tìm kiếm idea để viết bài, quay video, làm nội dung, …

  • Kho driver của mình
  • Các bài viết nội bộ
  • Pinteres (kho ngày siêu ngon)

Còn nhiều nguồn khác, cái này tuỳ mỗi người à. Không cần phải rập khuôn đâu, vì mỗi người mỗi khác mà :3

Thói quen 07: Sáng tạo mỗi ngày

Đây là thói quen giúp bạn có nhiều thứ đấy. Hoàn thiện kỹ năng, đầu óc được “ăn” mỗi ngày. Thay vì chỉ suy nghĩ thì chúng ta nên hành động mỗi ngày. Vì nghĩ thì chỉ nằm ở trên giấy, trong đầu mình thôi.

  • Viết mỗi ngày
  • Quay video mỗi ngày
  • Chia sẻ mỗi ngày

Ngoài ra, còn một vài công thức sáng tạo khác như: Branstoming, copycat, 6 chiếc mũ tư duy, mô hình xương cá – mindmap, tự vấn, … các bạn có thể tìm hiểu thêm về các công thức này nhé.

Thói quen cần có mỗi ngày (đây là sự khác biệt giữa biết và có kỹ năng nào đó).

  • Viết mỗi ngày: viết checklist, comment dài (thể hiện quan điểm, chia sẻ trên 1 status của ai đó), viết bài trên Profile, Group, viết 1 nội dung nào đó bất kỳ mà bạn thích. (nên đặt mục tiêu phù hợp để TỰ BẢN THÂN CÓ TRÁCH NHIỆM).
  • Note: note lại những ý tưởng, những bài học dòng suy nghĩ của bạn sẽ bị “lạc trôi” nếu bạn không note lại những khoảnh khắc đó.
  • Ghi chép: hãy ghi chép lại những bài học, những điều mình học được não mình không thể nhớ được đâu, 1 2 ngày lại quên hết thôi. Rồi bạn sẽ thấy những kiến thức bạn được học cách đây không lâu sẽ vô cùng mới.
  • Xem video, đọc bài viết trên Facebook, Blog hoặc 1 trang thông tin nào đó: điều này giúp bạn tô thêm độ “đậm đà” của bài viết. Mặn mòi của chiếc content, có thêm nhiều ngôn từ, những lời trích dẫn và tất nhiên là lời văn của bạn sẽ thu hút hơn nhiều nếu có thêm cả những câu chuyện từ những trải nghiệm của bạn.
  • Đọc sách: thực ra mình chỉ siêng đọc bài, xem video thôi chứ mình cũng chẳng thường xuyên đọc sách đâu. Lâu lâu thì mình lại lấy 1 vài cuốn mình thích đọc để có thêm góc nhìn, bài học. (tất nhiên bạn sẽ có nhiều ngôn từ, học được cách diễn đạt – kể chuyện từ tác giả)
  • Chiêm nghiệm – đúc kết – quan sát: mình vẫn luôn có thói quen này mỗi ngày. Điều này giúp bạn có thói quen phản xạ, nhạy bén trong việc nhìn nhận vấn đề & tất nhiên là có nhiều bài học mỗi ngày.
    Đến đây thôi, thực ra mình biết là còn nhiều thứ lắm. Mình checklist dàn bài tới hơn 10 mục cơ. Nhưng thôi cô đọng thế này, bài này mình viết xong cảm giác không cuốn lắm. Hy vọng các bạn đọc & feedback giúp mình nhé.

Cảm ơn các bạn đã đọc đến đây!

Chia sẻ của Phan Anh Toàn

Bài viết này có hữu ích với bạn không?

Click vào một ngôi sao để đánh giá bài biết!

Đánh giá trung bình 0 / 5. Số phiếu: 0

Không có phiếu bầu cho đến nay! Hãy là người đầu tiên đánh giá bài này.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết có 0 bình luận
THÔNG TIN NGƯỜI GỬIĐóng (x)

Bài Hay Nên Đọc

Bài Mới Xuất Sắc

Case Study Mùa Dịch: Bán Hết 500kg Cua Trong 1 Ngày

Đây là một case study khá thú vị với mình trong mùa dịch, chưa dừng việc bán hết 500kg cua mà những ngày tiếp theo...

Seeding Facebook – Hiệu Ứng Đám Đông Không Bao Giờ Đi Sau Thời Đại

Mình làm chuyên về dịch vụ seeding từ lúc mà seeding còn chưa biết đến nhiều bị. Thậm chí anh chị em đánh đồng vào...

Cổ Phiếu Bất Động Sản Có Phải Là Những Tài Sản Bất Động Thời Gian Tới?

Trước khi tìm hiểu dòng cổ phiếu BĐS có tiếp tục là dòng cổ phiếu đáng đầu tư cho năm 2021-2022. Chúng ta cùng nhìn...

Hạng mục đầu tư – Tại Sao Stocks Có Thể Đánh Bại Bonds Hay Gold?

Đầu tư có thể được hiểu là việc từ bỏ nhu cầu tiêu tiền ở thời điểm hiện tại của bản thân mình, chuyển số...

Ma Trận BCG Là Gì?

Được tạo bởi Boston Consulting Group, ma trận Boston – còn được gọi là ma trận BCG hoặc ma trận tăng trưởng – cung cấp...

Ngày Kép 5.5 Thì Làm Gì Để Nhiều Đơn Hàng?

Trước tiên, shop cần tối ưu lại trang chủ của shop, banner, hình ảnh sản phẩm và nội dung mô tả của các sản phẩm...