Mục lục
Đa dạng văn hóa là điều tất yếu của thế kỷ 21, hàng ngày hàng giờ, chúng ta đang sống trong quá trình toàn cầu hóa mạnh mẽ đòi hỏi mỗi người cần phải chuyển mình để thích ứng với môi trường mới, ngành truyền thông và các agency cũng không ngoại lệ. Bài viết ngày hôm nay mình xin phép đưa ra một vài những quan điểm về quản trị trong môi trường đa văn hóa và những hiểu biết văn hóa một nhà truyền thông nên có để làm sâu sắc và đột phá cho chiến dịch của mình.
Văn hóa chéo trong Quản trị doanh nghiệp
Văn hóa thật sự là một phạm trù khó định nghĩa, tuy nhiên tất cả chúng ta đều hiểu: văn hóa gồm toàn bộ các giá trị, niềm tin, biểu tượng được mặc nhiên chấp nhận, có tác dụng củng cố dạng thức hành vi, từ hành vi, tín ngưỡng, phong tục, đạo đức.
Sự khác biệt về văn hóa là rào cản đáng kể đối với quá trình hiểu biết lẫn nhau. Điều này không chỉ xảy ra ở các công ty đa quốc gia (multinational company) mà ngay cả ở doanh nghiệp 100% người bản địa cũng dễ dàng xảy ra. Chẳng hạn như quan điểm làm việc ở 2 miền Nam Bắc cũng có sự khác biệt nhất định. Ngày này, nhân sự nước ngoài cũng không còn quá xa lạ trong các công ty làm về sáng tạo. Sự hợp tác với những freelancer nước ngoài cũng xuất hiện trong quá trình làm việc tại các agency.
Vì vậy, mình nghĩ việc tìm hiểu về văn hóa vòng quanh thế giới cũng rất quan trọng. Việc hiểu về văn hóa của nhiều nơi trên thế giới cũng là nguồn cảm hứng rất lớn cho các creative khi sản xuất bất cứ định dạng nội dung nào.
Trong marketing, cần hiểu rõ về sự đa dạng văn hóa
Nhiều nhà phân tích chiến lược chỉ ra rằng, tương lai quảng cáo là quảng cáo đa văn hóa. Trên thực tế, nhiều công ty marketing châu Á cũng đã sử dụng thuật ngữ “cross-cultural” (giao thoa văn hóa) để mô tả ngành kinh doanh của họ. Một trong những quảng cáo cross-culture hiệu quả phải kể đến là những thước phim đến từ Coca Cola.
Văn hóa trên thế giới vô cùng đa dạng, điều này có nghĩa là những sai lầm về văn hóa trong tiếp thị rất có thể sẽ xảy ra nếu như chúng ta không hiểu sâu, hiểu rõ về sự khác nhau giữa các nền văn hóa. Trước khi truyền đi một thông điệp, cần xem công chúng của chúng ta có chấp nhận nó hay không? Đây là lý do tại sao chiến lược marketing của bạn trước tiên phải phù hợp với nền văn hóa bạn muốn nhắm tới.
Một trong những bài học xương máu các anh chị em có thể nhìn thấy là scandal của những hãng thời trang lớn như D&G. Theo nhiều trang báo đưa tin: “Dolce & Gabbana đã đăng tải 1 Đoạn phim trên mạng xã hội nổi tiếng của Trung Quốc Weibo vào thứ Hai ngày 19 tháng 11 năm 2019, trong đó có hình một người mẫu Trung Quốc vụng về dùng đũa để ăn một cái bánh pizza quá khổ, một cái bánh cannoli và một đĩa mỳ spaghetti, xung quanh là đèn lồng đỏ kiểu Trung Hoa.
Các đoạn phim này nhằm quảng bá cho một sự kiện thời trang ở Thượng Hải vào ngày 21 tháng 11 tới, tuy nhiên đã bị những người phải đối cho là phân biệt chủng tộc, rằng D&G đang nhạo báng văn hóa Trung Hoa. Đoạn phim đã bị gỡ xuống 24h sau đó.” Khỏi phải nói thì ai cũng biết tình trạng thê thảm của D&G vào thời điểm đó!!!
Mọi người, đặc biệt là những người làm marketing đều cần phải hiểu được sức mạnh của văn hóa trong thế kỉ mới. Hiểu văn hóa nước ngoài, quay đi quay lại cũng phải hiểu của văn hóa Việt Nam, có vậy doanh nghiệp mới phát triển bền vững cùng nước nhà
Chia sẻ của Nguyễn Hồng