Content Writing Vs Copywriting

Tại sao chúng ta dành thời gian ra để viết một bài blog dài? Nếu bạn đã từng nghe về SEO, bạn sẽ biết được rằng một bài viết dài hơn, sẽ được xếp hạng cao hơn bởi các công cụ tìm kiếm như Google.

Nhưng điều đó không có nghĩa là mọi người sẽ dành thời gian của họ ra để đọc hết một bài viêt dài và nó thực sự hữu ích trong việc tăng doanh số!

Tại sao lại như vậy? Đó vốn chỉ là do tâm lý của con người.

Copywriting và content writing là gì?

Copywriting(viết quảng cáo) tập trung hướng đến việc bán sản phẩm một cách trực tiếp. Một bài copywriting tốt sẽ hòa lẫn được cả cảm xúc, tính năng sản phẩm và những lý do khiến khách hàng tiềm năng phải cân nhắc việc mua sản phẩm. Thông thường một bài viết như vậy sẽ ngắn và bắt mắt.

Content writing(viết nội dung) sẽ ít đi trực tiếp vào việc bán hàng hơn. Một phần mục tiêu chính của content writing là cung cấp thông tin cho người đọc và giáo dục họ. Nếu là một content writer hay một content marketer, họ sẽ cảm thất tốt hơn khi họ có được những khách hàng thông minh và hiểu được sản phẩm và thương hiệu của họ.

Sự khác nhau giữa content writing và copywriting

Cả hai đều có một điểm chung là chuyển đổi từ người đọc thông tin trở thành khách hàng. Nhưng content writing thường hướng đến việc giúp cho người đọc hiểu về ngành công nghiệp của họ và dẫn dắt người đọc từng bước trở thành khách hàng với sự hiểu biết thấu đáo về thương hiệu, thông điệp và chất lượng của sản phẩm…

Để làm được điều đó, ví dụ, những content writers sẽ bắt đầu viết một số bài viết để tạo ra nhận thức về sản phẩm cho người đọc. Để họ biết được sản phẩm này có thể giải quyết được những vấn đề của họ. Sau khi đã đọc được tất cả các thông tin được cung cấp, khách hàng vẫn có thể không chọn mua sản phẩm ấy ngay.

Tuy nhiên, những nhận thức về sản phẩm, hình ảnh hay những ý tưởng, thông điệp tích cực đã được khắc họa vào tâm trí khách hàng. Nếu làm được điều này đã có thể nói đây là một thành công của các content marketers.

Copywriting mặt khác, thường cung cấp các giá trị thực tế của thương hiệu, sản phẩm hay những concept của sản phẩm. Tất nhiên, các copywriters cũng sẽ cho thấy được sản phẩm này rất cần thiết cho nhu cầu của khách hàng (đây luôn là điều quan trọng).

Nhưng những gì mà các copywriters luôn tập trung vào đó chính là sản phẩn và dịch vụ của họ. Từ đó khách hàng sẽ có được có cái nhìn khái quát nhất về sản phẩm và dịch vụ. Nếu như khách hàng đang có nhu cầu thực sự họ sẽ dễ dàng đựa ra quyết định mua sản phẩm.

Một phần của copywiting mà bạn thường thấy sẽ chỉ ra những đặc điểm rõ nét nhất về sản phẩm của họ. Bạn sẽ thấy nó trên những nhãn, hộp đóng gói hay các poster quảng cáo.

Còn đối với Content marketing, hầu hết các công việc thường chỉ để cung cấp thông tin, hướng dẫn hay giáo dục khách hàng tiềm năng. Các thông tin sản phẩm thường hiếm khi được đề cập một cách chi tiết.

Lịch sử của content marketing và copywriting

Những giai đoạn của content marketing lần đầu tiên được sử dụng vào năm 1996. Nhưng vào năm 1973, Bejamin Franklin đã sử dụng content marketing để quảng bá cho doanh nghiệp của ông ấy. Trước thời hoàng kim của TV, content marketing đã thật sự là những chiến lược chủ đạo của các marketers. Các công ty, doanh nghiệp luôn tập trung vào xây dựng các mối quan hệ lâu dài với khách hàng hơn là việc bán hàng.

Nhưng sự xuất hiện của TV đã làm thay đổi mọi thứ. Quảng cáo đã trở thành chiến thuật ưa thích của các marketers. Và, bỗng dưng, trên toàn thế giới mọi người bắt đầu thu hút sự chú ý của mọi người trong ngắn hạn.

Các nhà viết quảng cáo bắt đầu làm cho những chiến dịch mạng tính giải trí và thu hút mọi người mua sản phẩm của họ. Họ ưu tiên tác động lên cảm xúc của khách hàng và mối quan hệ với khách hàng chỉ là yếu tố xếp sau.

Tuy nhiên, công nghệ một lần nữa làm rung chuyển thế giới marketing. Với sự cải tiến của công nghê truyền thông, mọi người có thể chủ động tìm kiếm được thông tin trên internet và họ có nhiều sự lựa chọn hơn. Họ không chỉ mua hàng ở địa phương mà còn có thể mua hàng ở khắp mọi nợi kể cả vượt qua biên giới các nước khác.

Chính vì thế các công ty hiện nay đang cạnh tranh khốc liệt hơn để giành lại khách hàng về phía mình. Các marketers cũng cạnh cạnh tranh nhiều hơn để có được sự chú ý của khách hàng. Và họ bắt đầu quay trở lại với content marketing. Nhưng tại sau họ lại phải làm như vậy?

Hiểu hơn về tâm lý hành vi của khách hàng

Trong nhiều trường hợp, người mua hàng sẽ trải qua 3 bước trước khi ra quyết đinh mua hàng.

Họ có nhận thức về lĩnh vực và những gì liên quan đến sản phẩm

Họ bắt đầu nhận biết được sản phẩm của mình là của công ty nào, thương hiệu nào.

Cảm giác sở hữu sản phẩm từ một thương hiệu nhất định mang lại cho họ sự hào hứng và thôi thúc họ ra quyết định mua hàng.

Khách hàng tin rằng họ có thể tránh được những ảo tưởng về sản phẩm mà các marketers mang lại chỉ để quyến rũ họ mua hàng. Họ biết rằng họ luôn có nhiều sự lựa chọn và nắm quyền chủ động(khách hàng là thượng đế). Nhưng khi đọc lại 3 bước trên, chúng ta có thể thấy các quyết định của họ phụ thuộc vào viêc cảm giác tự hào khi có được một sản phẩm (điều này dễ thấy khi họ mua những sản phẩm đắt tiền) mới thật sự là điều khiến họ đưa ra quyết định.

Đó chính là dấu hiệu cho bước chuyển biết mới trong marketing hiện đại.

Tại sao content marketing sẽ tốt hơn?

Trước khi tôi viết bài viết này, tôi cũng đã nghĩ rằng đã có nhiều thay đổi trong tâm lý hành vi của khách hàng từ ngày xưa đến nay. Nếu không thì sẽ không có ý nghĩa gì để bạn dành thời gian đọc bài viết dài này. Đặc biệt là vào thời điểm chính khách hàng cũng đang có một khối lượng thông tin khổng lồ không thể tiêu hóa hết được.

WE BUY ON EMOTION AND JUSTIFY WITH LOGIC – JOSEPH SUGARMAN

(Tạm dịch: Chúng ta mua bằng cảm xúc nhưng nghĩ rằng đó là logic)

Nhưng một sự thật vẫn chẳng có gì thay đổi, dù qua nhiều thời kì chuyển biến(dù có lúc content marketing phải lùi về và nhường lại vị trí cho quảng cáo và copywriting) rằng khách hàng vẫn sẽ yêu thích content marketing như thời điểm mà nó mới bắt đầu. Bởi sự hiểu biết trước khi mua hàng, luôn khiến khách hàng cảm thấy thoải mái và chủ đông, sẽ không có cảm giác bị lừa dối, và luôn tin tưởng vào sự lựa chọn của mình.

Tác động của thương hiệu

Sự thật là mọi người mua hàng bởi vì họ điều đó một phần khẳng định được cái tôi của họ. Các nhà tâm lí học đã giải thích rằng khách hàng không thể nhận thức được những luồng suy nghĩ của họ khi họ ra quyết định. Mặt khác, họ tạo ra một số lý do cho sự lựa chọn của mình.

Chính vì thế mà vai trò của thương hiệu lúc này đóng một vai trò lớn trong việc ảnh hưởng đến quyết định mua hàng của khách hàng. Họ sẽ thấy thương hiệu như một cách để bộc lộ tính cách của mình và vì thế họ sẽ sẵn sàng trả nhiều hơn để có được sản phẩm mà mình muốn.

Khi thương hiệu thể hiện được cái tôi, cá tính riêng của khách hàng, lòng trung thành, sự yêu thích dành cho thương hiệu đó cũng từ đó tăng lên.

Content writing có thể xây dựng lòng trung thành bằng cách nào?

Khi lòng trung thành của khách hàng tăng lên. Người mua có thể loại bỏ qua nhiều bước trong các tiến trình dẫn đến sự mua hàng và trở thành một khách hàng lâu dài của bạn. Và dẫu thế nào thì trong copywriting, những mẫu thông tin ngắn ấy không thể nói quá nhiều về công ty hay những giá trị thông điệp tốt đẹp mà công ty đang hướng đến.

Mặc dù các copywriters cũng có thể viết các câu chuyện như vậy được nhưng quá tập trung vào việc quảng cáo, khuyến mãi và bán hàng sẽ không thể khiến những câu chuyện này một cách sâu sắc nhất được.

Và xuyêt suốt quá trình đọc bài viết này bạn cũng có thể thấy được để các khách hàng tiềm năng trở thành một khách hàng trung thành thì họ không chỉ hiểu được về các thông điệp của brand mà còn phải xây dựng được sự gần gũi với họ.

Đến đây thì chúng ta đã thấy được rõ ràng vai trò mà content marketing mang lại. Đó chính là chia sẻ các giá trị tốt đẹp và nhường lại quyền quyết định và lựa chọn cho khách hàng; tập trung xây dựng úy tín thương hiệu và lòng trung thành của khách hàng.

Các doanh nghiệp không thể lúc nào cũng ra rả bên tai khách hàng về những trương trình quảng cáo bán hàng mãi được. Điều đó dẫu hiệu quả cũng không thể nào duy trì lâu dài. Chính vì thế content writing vẫn sẽ dẫn dắt ngành công nghiệp marketing.

Nhưng một marketer thông thái chắc chắn cũng sẽ không bỏ qua yếu tố copywriting để duy trình doanh số cho doanh nghiệp mình. Hãy thông thái để doanh nghiệp của bạn không bị chết ngộp trước một cơn sóng dữ. Lòng tin của khách hàng là một sức mạnh giúp cho doanh nghiệp vững vàng tiến lên phía trước.

Chia sẻ của Danh Khong

Bài viết này có hữu ích với bạn không?

Click vào một ngôi sao để đánh giá bài biết!

Đánh giá trung bình 0 / 5. Số phiếu: 0

Không có phiếu bầu cho đến nay! Hãy là người đầu tiên đánh giá bài này.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết có 0 bình luận
THÔNG TIN NGƯỜI GỬIĐóng (x)

Bài Hay Nên Đọc

Bài Mới Xuất Sắc

Case Study Mùa Dịch: Bán Hết 500kg Cua Trong 1 Ngày

Đây là một case study khá thú vị với mình trong mùa dịch, chưa dừng việc bán hết 500kg cua mà những ngày tiếp theo...

Seeding Facebook – Hiệu Ứng Đám Đông Không Bao Giờ Đi Sau Thời Đại

Mình làm chuyên về dịch vụ seeding từ lúc mà seeding còn chưa biết đến nhiều bị. Thậm chí anh chị em đánh đồng vào...

Cổ Phiếu Bất Động Sản Có Phải Là Những Tài Sản Bất Động Thời Gian Tới?

Trước khi tìm hiểu dòng cổ phiếu BĐS có tiếp tục là dòng cổ phiếu đáng đầu tư cho năm 2021-2022. Chúng ta cùng nhìn...

Hạng mục đầu tư – Tại Sao Stocks Có Thể Đánh Bại Bonds Hay Gold?

Đầu tư có thể được hiểu là việc từ bỏ nhu cầu tiêu tiền ở thời điểm hiện tại của bản thân mình, chuyển số...

Ma Trận BCG Là Gì?

Được tạo bởi Boston Consulting Group, ma trận Boston – còn được gọi là ma trận BCG hoặc ma trận tăng trưởng – cung cấp...

Ngày Kép 5.5 Thì Làm Gì Để Nhiều Đơn Hàng?

Trước tiên, shop cần tối ưu lại trang chủ của shop, banner, hình ảnh sản phẩm và nội dung mô tả của các sản phẩm...