Mục lục
Content sạch và content phụ gia là gì?
Content sạch: nội dung tập trung vào giải quyết vấn đề của người tiêu dùng, cung cấp thông tin sản phẩm dựa trên nhu cầu người dùng, đưa ra giải pháp của sản phẩm có thể giải quyết lo lắng khách hàng
Tập trung vào sản phẩm, sản phẩm bạn đem lại điều gì cho người sử dụng
Content phụ gia: nội dung có chứa sự phóng đại, giật tít câu view. Content phụ gia thường mang phong cách “bựa”, “funny” để thu hút sự tập trung chú ý của người đọc. Content phụ gia tập trung vào sự khác biệt, duy nhất của sản phẩm, khẳng định với khách hàng độ “chất”, “có 1 không 2” của sản phẩm.
Tại sao nên dùng “content sạch”
- Thông tin chân thật, giúp người dùng tin tưởng hơn về sản phẩm
- Phong cách, lối viết tự nhiên, giản dị, dễ đi sâu và gần gũi hơn với người dùng
- Giúp khách hàng thấu hiểu về sản phẩm: lợi ích, cấu tạo, thành phần …
- Giúp khách hàng hiểu được VÌ SAO HỌ CẦN MUA SẢN PHẨM NÀY
Cách tạo ra content sạch
- Tập trung vào thông tin sản phẩm: sản phẩm được tạo thành từ đâu, xuất xứ, thành phần có an toàn, tin cậy hay không
- Tập trung vào công dụng sản phẩm: sản phẩm giúp giải quyết vấn đề gì của người dùng, giải quyết như thế nào?
- Tập trung vào lợi ích người dùng: người dùng sẽ nhận được gì khi sử dụng sản phẩm, có xứng đáng với số tiền bỏ ra hay không
- Sử dụng thông tin, số liệu chính xác: feedback khách hàng, con số người sử dụng, số % người sử dụng thành công …
- Sử dụng lời văn nhẹ nhàng, không phóng đại, không dùng những từ “khủng”, “nhất”. Thay thế bằng từ “phù hợp với bạn” ..
Dùng content phụ gia lúc nào?
Content phụ gia có tác dụng kích thích người tiêu dùng, tạo phản ứng thích thú dẫn tới hành vi mua hàng.Tuy nhiên, vì content phụ gia chứa nhiều “gia vị”, bạn nên sử dụng một cách cẩn thận và điều độ:
- Không sử dụng content phụ gia quá nhiều lần trong tuần. Sử dụng content phụ gia quá nhiều sẽ làm khách hàng “ngợp” thông tin, dẫn tới nghi ngờ độ chính xác, chân thật của sản phẩm
- Giật tít nghệ thuật: giật tít không có nghĩa cần đao to búa lớn. Cách giật tít thông minh nhất và “điểm huyệt” vào sự lo lắng, bất an của người dùng, điều hướng người dùng cần sử dụng sản phẩm để giải quyết vấn đề
- Đánh vào “nỗi đau”, “sự sợ hãi” của người dùng nếu thiếu sản phẩm
- Không sử dụng con số, chỉ sử dụng “tỉ lệ phần trăm”, “theo nghiên cứu khoa học”: các tỉ lệ phần trăm dựa theo dẫn chứng khoa học luôn được người dùng tin tưởng hơn (dù cho đó có thể không phải là sự thật)
- Nhắc đi nhắc lại khách hàng sẽ BỊ GÌ nếu KHÔNG SỬ DỤNG SẢN PHẨM. Điều này giúp khách hàng khẳng định sản phẩm là cần thiết cho họ. List ra những khả năng có thể xảy ra nếu khách hàng không sử dụng sản phẩm
Trên đây là 1 số chia sẻ về cách sử dụng content của bản thân mình. Hy vọng bài viết sẽ hữu ích với bạn
Chia sẻ của Lê Đức Hoàng Vân