Trong điều kiện Doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ, startup và mình đã có được mục tiêu các tệp khách hàng tiềm năng, đã hiểu cơ bản về Doanh nghiệp và sản phẩm/dịch vụ nha.
Việc đầu tiên mình làm là xin làm biên tập viên của page, admin của web, xin các file ghi âm khi gọi cho khách hàng, hỏi xin sales toolkit, kịch bản bán hàng, các content đang có:
mình sẽ đọc và nghe lại toàn bộ các nội dung khách hàng chat, gọi, tương tác với Doanh nghiệp, các số liệu trên kênh để xem họ nghĩ gì, họ muốn gì, gặp khó khăn gì, hành vi cụ thể là gì, chủ đề nào họ quan tâm
Mình sẽ hẹn các bạn sales, đặc biệt là bạn best seller ra nói chuyện, hỏi xin thêm các góc nhìn của các bạn ấy
Dạo 1 vòng online các nền tảng, xem đối tượng tiềm năng đang thảo luận các chủ đề gì, hành vi ra sao: Facebook group, các page đầu ngành, page đối thủ, hành vi trên các kênh social media, sàn (nếu có)
Trực tiếp tham gia khâu bán hàng/nghe ké: Nếu là bán qua online thì mình sẽ lên đặt hàng thử xem dịch vụ thế nào (tự mình trải nghiệm).
Nếu là offline thì qua cửa hàng, chọn các khung giờ đông khách, ngồi tầm vài buổi quan sát động thái của khách hàng: họ đi với ai đến mua, mặc đồ gì, họ hay hỏi gì, khen gì, chê gì, dừng trước sản phẩm nào…
Nếu có điều kiện, có thể tổ chức xin khảo sát, review, feedback của khách hàng cũ, để hiểu lý do tại sao họ mua hàng, hài lòng điều gì, muốn cải thiện gì, họ biết đến Doanh nghiệp từ đâu…
Cuối cùng vẫn là nói chuyện với chủ Doanh nghiệp, thêm 1 góc nhìn về khách hàng từ người chủ để hiểu sâu sắc hơn.
Ở góc độ Doanh nghiệp lớn, tập đoàn, muốn hiểu tâm lý khách hàng, khảo sát đối thủ, bạn có thể chi ra một số tiền kha khá cho các công ty nghiên cứu thị trường.
Nhưng với ngân sách hạn chế, chúng ta bắt buộc phải dùng những phương pháp khác (dĩ nhiên xác suất chính xác thấp hơn) để có được kết quả nghiên cứu như mình muốn và phù hợp với nguồn lực.
Hi vọng chút kinh nghiệm làm việc qua các dự án của Ngân có thể giúp ích cho bạn.
Chia sẻ của Dương Thị Thanh Ngân