Mục lục
Mình vốn không được đào tạo bài bản về những kỹ năng bán hàng hay tư vấn khách hàng.
Nhưng khi bắt đầu kinh doanh, mình gần như phải tự học hỏi và trải nghiệm mọi thứ.
Và một trong những việc khó khăn nhất với mình, đó là: tư vấn cho khách hàng.
Nhìn thì tưởng dễ nhưng khi đụnng vào thì mới biết nó…khó thấy mọe
Đó không đơn thuần là việc khách hàng chủ động hỏi những vấn đề cần thắc mắc và bạn giải đáp cho họ.
Nếu như vậy thì chả có những khóa học kiểu, “nghệ thuật bán hàng” rồi, phải không?
Nhưng mình thấy, có những quy luật, bạn chỉ cần để ý và quan sát kỹ, việc bán hàng của bạn chắc chắn sẽ dễ dàng hơn.
Ít nhất, có thể là dễ đi một nửa như tiêu đề bài mình viết.
Hầu như khách hàng đều muốn tự do mua hàng thay vì bị nài ép phải mua
Bạn có để ý không, khi một ai đó cố gắng nài nỉ chúng ta mua một món hàng chúng ta thường có tâm lý không muốn mua nó, mặc dù, có thể chúng ta cũng có nhu cầu.
Chúng ta sẽ có cảm giác mình bị lợi dụng và chỉ mua khi đó là những người bạn thân hoặc họ hàng.
Mà thường thì cũng chỉ mua từ 1 đến 2 lần là cùng.
Bởi vì, chúng ta muốn được tự do mua hàng và cảm thấy được lợi khi mua hàng.
Vì thế, thay vì chèo kéo khách hàng, bạn hãy chứng tỏ cho họ thấy rằng việc mua sản phẩm này thực sự họ đã có lợi, chứ không hề bị nài ép.
Khách hàng muốn rủi ro khi sử dụng sản phẩm, dịch vụ của bạn là bằng “Không”
Bạn có thể bỏ ra gần 20 triệu cho một chiếc điện thoại Samsung. Nhưng bạn có dám chi cùng số tiền cho một thương hiệu Trung Quốc nào đó mới toanh vừa mới ra mắt, mặc dù bạn được người ta giới thiệu là có đầy đủ tính năng của chiếc Samsung kia, thậm chí còn vượt trội ở một vài thông số.
Nếu là mình và đa số mọi người, mình sẽ vẫn chọn mua chiếc Samsung kia.
Bởi vì mình tin rằng, khi mình mua sản phẩm của họ, mình chắc chắn sẽ nhận được một sản phẩm xứng đáng với số tiền mà mình đã bỏ ra.
Hoặc ít nhất, khi sản phẩm có lỗi hoặc vấn đề gì, mình có thể nhận được sự hỗ trợ và giải quyết.
Và đó cũng chính là sự khác nhau giữa một sản phẩm có thương hiệu và không có.
Hãy nhớ rằng, khách hàng họ không muốn mình phải làm chuột bạch đối với sản phẩm của bạn.
Việc của bạn là, hãy xây dựng niềm tin của khách hàng bằng việc nâng cao chất lượng sản phẩm và chứng tỏ với họ rằng, họ chắc chắn được lợi khi mua sản phẩm này.
Nếu bạn kinh doanh online hoặc buôn bán nhỏ lẻ, hãy đưa ra bằng chứng rằng, đã có rất nhiều người mua hài lòng về sản phẩm này.
Bên cạnh đó, hãy giảm rủi ro đến mức thấp nhất cho khách hàng và nỗi sợ mua hớ của họ bằng việc cam kết bằng những chính sách đổi trả/ hoàn tiền hoặc bảo hành miễn phí khi sản phẩm có những vấn đề không mong muốn.
Việc bán hàng chắc chắc không dễ, nhưng chúng ta có thể học chúng thông qua việc quan sát và thực hành mỗi ngày.
Ở bài trên, còn 3 yếu tố nữa, mình sẽ tiếp tục chia sẻ ở bài tiếp theo.
Nếu bạn cũng quan tâm về chủ đề này, hãy cho mình cùng biết nhé.
Chia sẻ của Lê Tấn Nghĩa