Mục lục
Để phát triển nội dung fanpage hiệu quả, content social dành cho người dùng là bộ phận thiết yếu bên cạnh các content bán hàng.
Áp dụng story telling trong content social là cách để viral tốt và chạm tới trái tim người dùng. Vậy, phải sử dụng story telling như thế nào để đem lại hiệu quả?
Kể về điểm khởi đầu thương hiệu
Mỗi thương hiệu đều có 1 điểm khởi đầu, một lý do để tồn tại. Bạn đâu tự dưng bán 1 món hàng, phải không nào. Hoặc bạn ưa thích nó, hoặc bạn tìm thấy điều gì đó đặc biệt.
Có 1 câu chuyện về sự ra đời thương hiệu luôn giúp khách hàng tin tưởng hơn vào sản phẩm. Câu chuyện thương hiệu là nguồn cảm hứng cho khách hàng tin rằng chúng ta bán sản phẩm không chỉ vì tiền.
Hãy xem 1 ví dụ, thuốc đông y gia truyền Hồng Đức ra mắt thị trường 10 năm, phục vụ hơn 2,000 người dùng mỗi năm đã bắt đầu từ câu chuyện đơn giản. Founder của sản phẩm chia sẻ rằng, chị nảy ra ý định đem thuốc đông y trị phụ khoa đến người dùng vì cuộc gặp gỡ với một sư cô.
Sư cô ấy bị ung thư cổ tử cung vì không có điều kiện đi khám bệnh phụ khoa do sợ lời dị nghị. Bạn hiểu mà, là phụ nữ, đã đi tu mà lại mắc bệnh phụ khoa, rất khó để nói ra phải không.
Vì vậy, người Founder đã mong muốn đem lại 1 sản phẩm khiến ai cũng có thể tiếp xúc, chữa bệnh tại nhà. Đó là lý do Hồng Đức ra đời
Kể về quá trình ra thành phẩm
Người tiêu dùng luôn cần được đảm bảo rằng sản phẩm đến tay họ là sản phẩm chất lượng, nguồn gốc rõ ràng, thành phần đảm bảo.
Kể về quá trình làm ra thành phẩm không chỉ giúp chứng minh chất lượng thành phẩm với khách hàng mà còn có thể cho họ thấy sự chân thành, công sức tỉ mẩn, tình yêu với sản phẩm của người làm ra nó. Khi xem được quá trình ra thành phẩm, người dùng sẽ cởi bỏ được các mối nghi ngại và tin tưởng sản phẩm của bạn hơn.
“Đà Lạt đơn giản là ngon”, “nông sản đơn giản là ngon” là 2 clip đang viral khá tốt trong cộng đồng mạng. Đó chỉ là những clip ghi lại các công đoạn gieo hạt, tưới tiêu, thu hoạch rau củ quả của bà con nhưng đã đem lại cảm xúc tích cực cho người dùng vì tính chân thực của sản phẩm.
Khi kể một quá trình, đó cũng là lúc bạn kể rằng sản phẩm của bạn được tạo ra như thế nào.
Kể về khách hàng đã sử dụng sản phẩm
Những comment seeding đặt hàng rất dễ làm khách hàng nghi ngại sản phẩm đang sử dụng chiêu trò hay quảng cáo quá lố. Thay vào đó, bạn hãy kể về câu chuyện của những khách hàng đã sử dụng sản phẩm.
Họ đã gặp vấn đề gì, đã thử những biện pháp nào, có mang lại hiệu quả không? Họ làm sao biết đến bạn và bạn đã làm họ tin tưởng như thế nào? Sản phẩm của bạn giải quyết vấn đề cho khách hàng triệt để như thế nào v.v.v
Các câu chuyện cụ thể sẽ giúp người dùng mới tin tưởng hơn về tính xác thực của sản phẩm. Bạn có thể kể luôn cách bạn tư vấn cho người mới sử dụng ra sao … Khi đã có “người đi trước”, khách hàng bạn sẽ sẵn sàng là “người trải nghiệm tiếp theo”.
Kể về tên thương hiệu, slogan
Nếu thương hiệu bạn do bạn đặt tên, hãy kể câu chuyện về tên thương hiệu của bạn. Nếu sản phẩm bạn có tên sẵn, hãy kể câu chuyện về slogan của bạn.
Tại sao dầu nành Tường An lại tên là Tường An? Tại sao tôn Hoa Sen lại là tôn Hoa Sen mà không phải Hoa Hồng, Hoa Huệ. Tại sao slogen của OMO là “ngại gì vết bẩn” .. Hãy giúp khách hàng hiểu được tại sao ấy, vì bên trong cái tên, slogan thương hiệu, chính là điều mà sản phẩm muốn gửi gắm đến người dùng.
Để viết Story Telling, sơ sơ bạn có thể dựa vào 4 ý trên. Nếu bạn áp dụng tốt, fanpage của bạn sẽ không nhàm chán, lặp đi lặp lại trong mắt người dùng vì chỉ có mỗi content bán hàng. Bạn sẽ tạo được mối liên kết với khách hàng thông qua từng câu chuyện, từ đó giúp họ tin tưởng vào lựa chọn mua sản phẩm.
Nếu như content bán hàng là mũi tên, thì story telling chính là cung tên để bạn bắn mũi tên xa hơn và trúng đích.
Chia sẻ của Lê Đức Hoàng Vân