Nếu một người ba phải có ít bạn chí cốt đồng hành, thì một thương hiệu ba phải cũng có ít khách hàng trung thành với nó.
Người ba phải không có lập trường, không rõ quan điểm, nay thế này, mai thế khác, cứ “cuốn theo chiều gió” liên tục. Họ có thể bán đứng cả bạn bè, đồng đội vì cái tính ba phải của mình!
Một thương hiệu ba phải không có bản sắc, không thể hiện lợi ích cốt lõi (core benefits), không định vị rõ ràng, nhất quán, không cho thấy rõ nét nó là ai, nó đem lại giá trị gì cho khách hàng, vì sao khách hàng phải tin vào nó và trung thành với nó.
Một thương hiệu ba phải cũng có thể phản bội lại khách hàng trung thành của mình như một người ba phải khi nó “cuốn theo chiều gió”, chạy theo lợi ích ngắn hạn mà đánh mất bản sắc vốn có của mình – thứ bản sắc đã tạo ra lòng trung thành cho những khách hàng yêu mến nó.
Có rất nhiều những thương hiệu ba phải, “nhảy nhót lung tung”, truyền thông rối rắm, thay đổi liên tục lợi ích cốt lõi (dành cho khách hàng).
Chẳng ai hiểu nó rốt cục là gì, khác biệt chỗ nào, vượt trội ở đâu, lý do nào để mua và trung thành với nó.
Bạn thử suy gẫm về bài viết và tự đánh giá xem thương hiệu sản phẩm và cả thương hiệu cá nhân của mình có phải là một thương hiệu ba phải không nhé!
Nếu có, hoặc có hơi hướng ba phải, bạn sẽ làm gì để thay đổi?
Thương hiệu ba phải rất khó có thể trở thành thương hiệu mạnh! Bạn có nghĩ vậy không?
Chia sẻ của Nguyễn Hữu Long