Mục lục
Nay em xin giới thiệu với mọi người bộ Khung 7A về The Strategy Context ( em đã dịch ở trên ) của University of California, Davisthuộc bản quyền của Coursera.
Để sử dụng được bộ khung 7A này và ứng dụng nó như thế nào trong công việc về Content của chúng ta thì trước hết em xin định nghĩa 7As này là gì? Và những chữ A trong đây nghĩa là gì đề có thể hình dung và dễ hiểu hơn trong các phần tới.
Agile – Thích nghi
Chữ A đầu tiên là Agile.
Về cơ bản, Agile này là một loại tư duy. Đây là cách mà mọi thứ hoạt động ở hiện tại như website, mạng xã hội,… Chúng ta luôn luôn làm 1 thứ gì đó và nhận phản hồi từ việc này và đó không chỉ là cơ sở của chiến lược tĩnh mà còn là dữ liệu để chúng ta dựa vào đó mà phỏng đoán lên insights của khách hàng. Việc này cực kì quan trọng trong việc làm Content và nắm bắt insights khách hàng.
Ví dụ: Đối với một chiến dịch Content Marketing thành công. Chúng ta không chỉ dựa vào việc làm một bản chiến lược tĩnh cho chiến dịch này và tuân thủ theo nó từ A -> Z mà không thay đổi.
Ở hiện tại, khi mà khách hàng trở nên nhạy bén hơn với các quảng cáo và quá quen thuộc với các loại Content chung chung mà chúng ta đưa ra hay các nhà quảng cáo khác đưa ra thì chúng ta nên chia nhỏ chiến lược ra thành nhiều phần và dựa vào phản hồi của khách hàng theo từng phần mà triển khai chiến dịch dựa theo điều khách hàng cần hoặc lợi ích mà khách hàng mong muốn khi quan tâm sản phẩm này.
Authentic – Đáng tin
Chữ A thứ 2 là Authentic.
Authentic là bản chất, giọng nói, sự thân thiện, câu chuyện được kể. Nhưng điều đặc biệt ở đây mà chúng ta cần lưu ý đó là câu chuyện được kể là thứ khách hàng muốn nghe hoặc đang quan tâm chứ không phải cái mà chỉ chúng ta quan tâm. Trừ khi chúng ta tìm được sự đồng điệu của mình và khách hàng.
Ví dụ: Chúng ta vẫn thường hay ghi nhận ý kiến của khách hàng và phát triển Content dựa trên những ý kiến này của khách hàng. Truyền tải câu chuyện mà khách hàng đang muốn lắng nghe. Như Omo đã tạo câu chuyện dựa trên nỗi lo ngại vết bẩn của các bà mẹ khi cho con trẻ chơi đùa ngoài sân.
Và đánh tan nỗi lo sợ đó bằng việc vết bẩn giúp con trẻ chơi đùa thoải mái hơn, việc còn lại cứ để Omo xử lý. Chính sự đáng tin và tạo câu chuyện từ thứ mà khách hàng đang quan tâm đã giúp Omo thành công vang dội trong chiến dịch này.
Attention – Chú ý
Chữ A thứ 3 là Attention.
Chú ý. Ngày nay hầu hết những người làm Content đều bắt đầu từ công thức gây sự chú ý đầu tiên. Điều này là hiển nhiên. Một content được đánh giá là tốt thì đầu tiên phải gây được sự chú ý. Đó là điều mà bạn phải làm trong cuộc chơi này. Nhưng nếu chuyện gì sẽ xảy ra nếu bạn chưa làm 2 bước trên. Bạn không thích nghi để phù hợp với insights của khách hàng.
Bạn cũng không khiến khách hàng trở nên tin cậy bạn thì phải nói với bạn rằng cuộc chơi này đang trở nên khó hơn. 2 bước đầu tiên là tiền đề để giúp cho khách hàng cho tư duy đúng về thương hiệu của chúng ta hay gọi nôm na là chúng ta đang educated khách hàng của mình. Từ đó mà việc khiến khách hàng chú ý dễ dàng hơn.
Ví dụ: Chúng ta muốn thay đổi tư duy một nhóm khách hàng cụ thể của doanh nghiệp. Đầu tiên chúng ta phải tập hợp họ thành một nhóm đồng nhất. Và đưa ra các loạt content để giúp cho khách hàng và cả chúng ta thích nghi với việc này. Sau đó chúng ta đưa ra các câu chuyện dựa trên phản hồi của họ để khiến họ tin tưởng chúng ta thì việc gây chú ý sẽ dễ dàng hơn nhiều.
Audience – Khán giả
Chữ A thứ 4 là Audience
Và một lần nữa, chúng ta không đi trực tiếp từ gây chú ý để kêu gọi hành động, hay chú ý để bán hàng hoặc các bước tương tự vậy. Trong bối cảnh tiếp thị bằng ngôn ngữ, chúng ta nói về xây dựng một tệp đối tượng khán giả.
Đây là một đối tượng khán giả của một tệp những khách hàng tiềm năng và những khách hàng của chúng ta. Tất nhiên, chúng ta sẽ nghĩ về mặt truyền thông, về mặt khán giả thay vì chỉ là khách hàng tiềm năng, mặc dù vậy chúng luôn có sự tương xứng giữa 2 thứ này.
Ví dụ : Một doanh nghiệp muốn phát triển bền vững thay vì chỉ tập trung vào một khách hàng tiềm năng thì chúng ta hãy biến họ từ khách hàng tiềm năng đến khách hàng tiêu dùng và trở thành khách hàng trung thành của doanh nghiệp chúng ta. Điều này vừa giúp doanh nghiệp phát triển bền vững và xử lý khủng hoảng truyền thông tốt hơn.
Authority – Lòng tin
Chữ A thứ 5 là Authority
Bạn sẽ nhận ra rằng chữ A tiếp theo là về lòng tin. Chúng ta đã nói đi nói lại từ đầu đến cuối rồi. Đây là cái chúng ta sẽ cố gắng để chiếm lấy lòng tin của khách hàng.
Việc chúng ta làm không chỉ là chúng ta đã có một khán giả của mình – mà là cách khán giả cảm nhận ra sao về chúng ta. Bạn có phải là một chuyên gia, hay gần như là một chuyên gia? Và lần nữa áp dụng và kênh marketing của riêng mình, khách hàng luôn muốn được làm việc hoặc tư vấn bởi một người là chuyên gia trong 1 lĩnh vực họ đang cần hơn là một người chỉ biết tổng quát.
Ví dụ: Bạn là người sẽ thích làm việc với một chuyên gia trong một lĩnh vực hay người biết nhiều lĩnh vực khác nhau.
Action – Hành động
Chữ A thứ 6 là Action
Cuối cùng thì chúng ta cũng đến lúc phải tạo ra hành động rồi.
Bây giờ, như bạn đã thấy chúng ta đã đi một đoạn đường khá dài để đến đây, hẳn bạn sẽ cần kêu gọi hành động từ phía khách hàng. Bạn không thể gây sự chú ý và biến họ thành khách hàng của mình nếu bạn không yêu cầu họ để lại email hay để lại thông tin trên website. Đó là kêu gọi hành động.
Phần ở đây. Chúng tôi sẽ nói về các phễu kêu gọi hành động của copywriting và sales. Di chuyển từ kênh chuyển đổi sang kênh chúng tôi có bán hàng.
Ví dụ: Việc tạo phễu đưa những thông tin hữu ích tới khách hàng, đầu tiên là khách hàng điền thông tin để dùng thử sản phẩm 7 ngày, sau 7 ngày thì đưa họ tới kênh gia hạn và thanh toán nếu muốn dùng thêm. Điều đặc biệt là phải đưa được giá trị họ đang cần.
Accelaration – Nhanh chóng
Chữ A cuối cùng là Accelaration
Chúng ta đã làm hết tất cả mọi thứ kia tốt. Nhưng bù lại tốc độ phát triển chúng ta lại quá chậm khiến khách hàng khó khăn trong việc mua hàng. Và sự nhanh chóng này giúp chúng ta giải quyết được điều này. Kể cả khi bạn xây dựng một cộng đồng, một blog, một website thì việc growth hacking là điều cần thiết để khiến doanh nghiệp của bạn có nhiều khán giả hơn.
Ví dụ: Với một thương hiệu địa phương, bạn bắt đầu bán sản phẩm hoặc cung cấp dịch vụ địa phương. Sau đó bạn cũng có thể phát triển vào khu đô thị hoặc những sự kiện địa phương để khuếch tán doanh nghiệp của mình.
Tới đây thì đã kết thúc bộ khung 7As rồi. Đây đều là những định nghĩa hết sức cơ bản và em đã cố gắng dịch thuật. truyền tải đến mọi người.
Cho những bạn bắt đầu tập tành làm về digital marketing cũng như content marketing. Hi vọng chúng ta sẽ trao đổi nhiều hơn để giải đáp hết những thắc mắc của bản thân mình cũng như của người khác về bộ khung 7As này.
Chia sẻ của Kha Nguyễn