Những Thương Hiệu Việt Đã Đánh Mất “Đứa Con Tinh Thần” Của Mình Như Thế Nào?

Để một doanh nghiệp có thể tạo dựng những cái nhìn toàn diện về chất lượng, giá trị cốt lõi và sự uy trong lòng khách hàng đối với các sản phẩm và dịch vụ, doanh nghiệp phải đổ rất nhiều “mồ hôi” và “xương máu”.

Bởi tất cả những điều trên tóm tắt lại bằng hai chữ “THƯƠNG HIỆU” – kho báu quý giá nhất khiến cho doanh nghiệp đứng vững trước sự cạnh tranh đến từ các doanh nghiệp khác, nhưng chính họ lại tự lãng quên đi tài sản này của mình.

Tại Việt Nam, chắc hẳn chúng ta không còn xa lạ với các thương hiệu lớn sau, nhưng lại không hề biết những “anh lớn” này đã chật vật, hao tốn không biết bao nhiêu thời gian, tiền bạc và sức lực để dành lại chính “đứa con” mà mình đã sinh ra và nuôi dưỡng.

Nước mắm Phú Quốc

Là chỉ dẫn địa lý đầu tiên ở Việt Nam được bảo hộ tại Liên minh châu Âu (EU) và là sản phẩm đầu tiên được bảo hộ tên gọi xuất xứ tại các nước thuộc Liên minh này.

Logo chính thống của nước mắm chỉ dẫn địa lý “Phú Quốc” có màu đỏ đậm, xanh biển, vàng nhạt, nhãn dán có thêm dòng chữ nước mắm Phú Quốc truyền thống 100 năm cùng tên doanh nghiệp.

Tuy nhiên, Công ty Viet Huong Fishsauce đã thêm logo hình cá cơm và bản đồ Việt Nam. Sau đó công ty được cấp nhãn hiệu nước mắm Phú Quốc độc quyền tại Mỹ, sau đó là cộng đồng chung Châu  Âu và Australia, đến năm 2006, Công ty TNHH Việt Hương được cấp đăng ký nhãn hiệu Phú Quốc ở Trung Quốc.

Điều này có thể gây nhầm lẫn nghiêm trọng về sản phẩm nước mắm nổi tiếng được Việt Nam bảo hộ.

Bên cạnh hiện tượng “phỗng tay trên” kia, Nước mắm Phú Quốc còn gặp nhiều trở ngại trong việc giữ gìn truyền thống làm nước mắm theo đúng tiêu chuẩn để bảo tồn hương vị và màu sắc gia truyền.

Trong đó nguồn nhiên liệu khan hiếm, sản lượng giảm, tình trạng “đầu cơ tích trữ” từ các thương lái, sự gian lận trong kinh doanh khi các doanh nghiệp địa phương thực hiện pha chế, biến tấu nước mắm Phú Quốc chính gốc và bán lại với giá rẻ hơn khiến cho Nước mắm Phú Quốc vẫn đang lao đao trong việc giữ vững thương hiệu của mình.

Vinataba

Vinataba là thương hiệu Việt rất nổi tiếng và được bảo hộ nhãn hiệu từ ngày 19/05/1990. Tuy nhiên vào năm 2001, một công ty tại Indonesia có tên P.T Putra Stabat Industri đã đánh cắp thương hiệu này tại Lào, Campuchia và chiếm đoạt đăng ký tại Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc và 9 nước ASEAN.

Chính vì sự “ăn cắp” trắng trợn này, khi Vinataba thực hiện xuất khẩu hàng hóa là thuốc lá sang Lào và Campuchia, hàng hóa của công ty sẽ bị coi là hàng giả, vi phạm luật sở hữu trí tuệ; thậm chí còn bị cạnh tranh ngược lại khi các sản phẩm của công ty P.T Putra Stabat Industri nhập lậu vào thị trường Việt.

Những lí do trên khiến Công ty Vinataba phải hành động, chi một khoản phí lên tới 1 tỷ đồng cho việc bảo vệ thương hiệu ở nước ngoài. Đồng thời phải mất tới một năm và rất nhiều giấy tờ, hồ sơ chứng minh việc đăng ký thương hiệu từ trước.

Vinamit

Công ty CP Vinamit sở hữu thương hiệu phổ biến tại thị trường Trung Quốc có tên là Đức Thành cho sản phẩm mít sấy khô. Sau đó, chính nhà phân phối của Vinamit – Ông Xie Hong Yi đã đi đăng ký độc quyền thương hiệu này tại Trung Quốc, chặn đứng thị trường sản phẩm của Đức Thành và cung cấp một sản phẩm có bao bì gần như tương tự.

Sự việc này đã dẫn tới rất nhiều hệ quả nghiêm trọng. Người tiêu dùng đã quên đi loạt sản phẩm chính gốc mà chỉ nhớ tới loạt sản phẩm bắt chước về sau. Các hệ thống siêu thị tại Trung Quốc từ chối sản phẩm Đức Thành truyền thống từ Vinamit vì chúng bị coi là hàng giả, hàng nhái, có nguy cơ bị đánh bật khỏi thị trường Trung Hoa.

Bên cạnh đó, lãnh đạo Công ty thậm chí còn có thể bị bắt bởi pháp luật Trung Quốc quy định việc làm giả thương hiệu có thể bị xử phạt 5 năm tù.

Đứng trước tình huống này, Công ty CP Vinamit đã nộp hồ sơ khiếu kiện trong một thời gian dài đến Cục Sở hữu trí tuệ Trung Quốc.

Tưởng chừng đã thành công khi Cục đưa ra phán quyết chấp nhận thương hiệu Đức Thành thuộc Vinamit, nhưng phía ông Xie Hong Yi lại từ chối thực hiện và còn kiện ngược lại Công ty CP Vinamit lên Tòa án Thương mại. Cuối cùng đến tận cuối năm 2012, Tòa án Thương mại Bắc Kinh cũng đã tuyên bố phần thắng trong vụ tranh chấp thương hiệu này thuộc về Công ty CP Vinamit.

Cafe Trung Nguyên 

Không thể không nhắc tới anh cả của ngành cà phê – Trung Nguyên. Trung Nguyên vẫn thường được nhắc tới là một trong những thương hiệu Việt dẫn đầu “trào lưu” đánh mất thương hiệu tại một số quốc gia lớn với chuỗi chao đảo sau.

Tháng 07/2000, Công ty Trung Nguyên làm việc với Công ty Rice Field nhưng Rice Field đã trở mặt, đăng ký bảo hộ thương hiệu Cafe Trung Nguyên trên thị trường này.

Phải đến sau hai năm, Trung Nguyên mới giành lại được thương hiệu sau khi tiêu tốn tới hàng trăm nghìn USD cho việc lấy lại thương hiệu, Rice Field trở thành đại lý phân phối Cafe Trung Nguyên tại Mỹ.

Năm 2001, Trung Nguyên đánh mất thương hiệu ngay trên thế giới ảo, cụ thể: tên miền trungnguyen.com đã được một Việt kiều Séc đăng ký.

Điều này dẫn đến việc Trung Nguyên phải mua tên miền trungnguyen.com.vn vào năm 2003. Nhiều người nhầm lẫn tên miền trungnguyencoffee.com là của Trung Nguyên; nhưng thực ra nó đã bị Công ty Clockwork Commerce đăng ký vào năm 2007.

Năm 2010, tên miền trungnguyen.com.au lại được dùng để quảng bá, giao dịch cho Highlands Coffee. Năm 2011, Trung Nguyên mua tên miền Legendee.com nhưng đến năm 2012, hàng loạt các tên miền có liên quan “mọc” lên như nấm sau mưa khiến cho Trung Nguyên bị mất cơ hội xuất khẩu cà phê mang thương hiệu Legendee Coffee tại thị trường Mỹ.

Thương hiệu của doanh nghiệp thật sự là kết quả của một quá trình dài nỗ lực và kiên trì. Doanh nghiệp cần rút ra cho mình những bài học thật sự sâu sắc, đánh giá đúng tầm quan trọng của việc đăng ký bảo hộ nhãn hiệu, đề phòng những rủi ro có thể gặp phải về sau.

Chia sẻ của Đặng Kim Thanh

Bài viết này có hữu ích với bạn không?

Click vào một ngôi sao để đánh giá bài biết!

Đánh giá trung bình 1 / 5. Số phiếu: 1

Không có phiếu bầu cho đến nay! Hãy là người đầu tiên đánh giá bài này.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết có 0 bình luận
THÔNG TIN NGƯỜI GỬIĐóng (x)

Bài Hay Nên Đọc

Bài Mới Xuất Sắc

Case Study Mùa Dịch: Bán Hết 500kg Cua Trong 1 Ngày

Đây là một case study khá thú vị với mình trong mùa dịch, chưa dừng việc bán hết 500kg cua mà những ngày tiếp theo...

Seeding Facebook – Hiệu Ứng Đám Đông Không Bao Giờ Đi Sau Thời Đại

Mình làm chuyên về dịch vụ seeding từ lúc mà seeding còn chưa biết đến nhiều bị. Thậm chí anh chị em đánh đồng vào...

Cổ Phiếu Bất Động Sản Có Phải Là Những Tài Sản Bất Động Thời Gian Tới?

Trước khi tìm hiểu dòng cổ phiếu BĐS có tiếp tục là dòng cổ phiếu đáng đầu tư cho năm 2021-2022. Chúng ta cùng nhìn...

Hạng mục đầu tư – Tại Sao Stocks Có Thể Đánh Bại Bonds Hay Gold?

Đầu tư có thể được hiểu là việc từ bỏ nhu cầu tiêu tiền ở thời điểm hiện tại của bản thân mình, chuyển số...

Ma Trận BCG Là Gì?

Được tạo bởi Boston Consulting Group, ma trận Boston – còn được gọi là ma trận BCG hoặc ma trận tăng trưởng – cung cấp...

Ngày Kép 5.5 Thì Làm Gì Để Nhiều Đơn Hàng?

Trước tiên, shop cần tối ưu lại trang chủ của shop, banner, hình ảnh sản phẩm và nội dung mô tả của các sản phẩm...