Theo một Báo cáo Từ We are Social và Hootsuite về thói quen sử dụng Mạng xã hội tại Việt Nam năm 2020:
73. 7% người trên tổng dân số Việt Nam sử dụng Mạng xã hội
72, 000, 000 người dùng Facebook tại Việt Nam (tính theo ngôn ngữ lựa chọn trên Facebook)
02h: 21m là thời gian sử dụng Mạng xã hội hằng ngày của người Việt tương ứng với 141 phút.
Vậy khách hàng người Việt đã dành bao nhiêu trong 141 phút đó để đọc nội dung của bạn?
Các phân tích dữ liệu như Google Analytic, Facebook Pixel… có thể cung cấp cho bạn về hành vi người dùng trên website và rủi ro. Việc triển khai phân tích phức tạp hơn có thể cho bạn biết chính xác thời gian và thời lượng truy cập trang web của độc giả.
Tuy nhiên, nếu bạn cho người đọc biết họ sẽ mất bao nhiêu phút để đọc bài viết của bạn, họ sẽ có nhiều khả năng đọc nó hơn. Đó là ứng dụng của Marketing Hành Vi.
Dưới đây là những điều bạn cần biết về thời gian đọc. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu về 𝐧𝐠𝐮𝐲𝐞̂𝐧 𝐥𝐲́ 𝐭𝐡𝐨̛̀𝐢 𝐠𝐢𝐚𝐧 đ𝐨̣𝐜 này nhé:
Điều gì đã bắt đầu xu hướng này?
Thật kỳ lạ, xu hướng này đã bắt đầu trên Twitter – mạng xã hội nơi mà các tin nhắn ngắn gọn chỉ có 150 từ.
Vào tháng 4 năm 2009, nhà báo Mark Armstrong bắt đầu sử dụng hashtag #longreads trên Twitter. Anh ấy muốn một cách để mọi người tìm và giới thiệu những câu chuyện dài thú vị trên mạng.
Không lâu sau, Longreads đã có trang web Twitter và sau đó là trang web riêng với tính năng nhỏ tiện lợi – thời gian đọc và số từ cho mỗi bài báo, chỉ giới thiệu các bài báo và câu chuyện dài hơn 1. 500 từ.
Vào tháng 11 năm 2011, Amazon đã thêm tính năng “Time To Read” vào Kindle Touch mới của mình, nhưng đã tắt nó theo mặc định. Với việc phát hành Kindle Paperwhite vào tháng 10 năm 2012, họ đã bật Time To Read chế độ mặc định và bắt đầu quảng cáo tính năng này.
Nó nổi tiếng đến mức những người sử dụng phiên bản Kindle cũ hơn đã cố gắng tìm ra cách để cài tính năng này.
Điều quan trọng khi đọc các bài viết dài trên mạng, đó là không phải ai cũng có 15 phút để đọc thứ mà họ không thực sự quan tâm.
Thời gian đọc ước tính sẽ là một phần chắc chắn của văn hóa đọc lâu dài.
Tổng hợp và chia sẻ của Phương Anh