Thực tế đang diễn ra như vậy khi dịch bệnh khiến nhiều ngành kinh doanh gặp khó, nhiều nhà đầu tư đã thu hồi khoản vốn tại các start up để chuyển tiền nhàn rỗi sang mua căn hộ chung cư bởi “BĐS dẫu gì vẫn là món tài sản chạm được, thấy được, giá tăng đều, tạo cảm giác yên tâm”.
- Thứ nhất dòng tiền đến từ những người gia nhập thị trường vì các lĩnh vực khác bị thu hẹp.
- Thứ hai dòng tiền dễ thấy nhất là nguồn thu lợi từ thị trường chứng khoán sau làn sóng chốt lời.
- Thứ ba dòng tiền từ nguồn kiều hối tại nhiều khu vực trên thế giới, do đầu tư không hiệu quả cũng đang tìm về thị trường BĐS Việt Nam.
- Thứ tư dòng tiền từ tiền gửi ngân hàng bị điều chỉnh lãi suất giảm nên rút ra và đổ vào BĐS.
- Thứ năm dòng tiền từ giới buôn đất nền sau khi sóng đất xẹp xuống đang hướng về sản phẩm ở các khu đô thị đầy đủ tiện ích, nằm ở vị trí cơ sở hạ tầng phát triển.
Trong khi nguồn cầu là tổng hòa của nhiều nhánh lớn thì nguồn cung trong thời gian qua không nhiều cải thiện với tình trạng nhỏ giọt diễn ra từ suốt năm 2019. Giá BĐS bởi thế đang có mức tăng mạnh.
Tăng giá đang là thực tế khó đảo ngược và sẽ là xu hướng chủ chốt thời gian tới khi mà chi phí đầu vào đang tăng không ngừng từ giá đất, vật liệu xây dựng đến nhân công, đẩy giá BĐS lên cao.
Tuy nhiên theo giới chuyên gia, đây là xu hướng tăng giá bền của BĐS bởi dòng tiền thực từ người dân, không giống cảnh mua bán ồ ạt trên giấy với các khoản vay nóng lãi suất tới 20% như cách đây 10 năm.
Ngoài ra dòng tiền còn chịu ảnh hưởng với xu hướng “Từ hẻm lên chung cư” sau những ngày tháng dịch bệnh bởi nhu cầu lớn để tận hưởng không gian, cảnh quan sống hay “Xu hướng sợ bỏ lỡ” đang lan rộng trên thị trường.
Tổng hợp và chia sẻ của Phương Anh