Một câu chuyện dù hay đến mấy mà không khiến cho người nghe rút ra được bài học gì thì sẽ không thể khiến họ nhớ mãi
Niềm tin vào người kể chuyện (#trust in the teller): Lòng tin là yếu tố quan trọng nhất, vì không có niềm tin thì các thứ khác fail hết. Để tạo được niềm tin từ người nghe, hãy chứng tỏ cho họ thấy mình là một người trung thực, chân thành, và quan trọng nhất là hãy kể một câu chuyện có thật / dựa trên chi tiết có thật (based on a true story).
Sự kịch tính (#drama): Não bộ của con người được lập trình để bị kích thích và thu hút bởi một câu chuyện kịch tính. Để có được một câu chuyện kịch tính, hãy thêm càng nhiều yếu tố tương phản (contrast) vào trong câu chuyện càng tốt (thiện-ác, âm-dương, cứng-mềm, thành-bại, v. v. ).
Sự đắm chìm (#immersion): Để người nghe có thể đắm chìm vào trong một câu chuyện, đó chắc chắn phải là một câu chuyện hấp dẫn. Hãy học tập #Pixel, bậc thầy về nghệ thuật kể chuyện gây đắm chìm (immersive story telling).
Sự quen thuộc (#familiarity): Sự quen thuộc sẽ tạo ra cảm giác tin cậy và giúp cho người nghe thẩm thấu câu chuyện tốt hơn. Tuy nhiên cần chú ý, đây là một con dao hai lưỡi vì nếu câu chuyện quá quen thuộc sẽ khiến cho người nghe nhàm chán.
Sự liên quan (#relatability): Tất cả chúng ta đều muốn nghe một câu chuyện có hình bóng của chính ta trong đó. Cách dễ dàng nhất để có được sự liên quan trong câu chuyện là hãy kể một câu chuyện… có thật / dựa trên chi tiết có thật, vì luôn có sự liên hệ mật thiết giữa true story / true facts với đời thực.
Sự đơn giản (#simplicity): Less is more. Câu chuyện càng đơn giản, càng giúp cho người nghe thẩm thấu nó tốt hơn.
Sự kết nối (#agency): Cũng giống như content bán hàng mà không có #CTA (Call To Action) thì sẽ không có conversion, một câu chuyện thành công cần có một cái kết có ý nghĩa và mang lại giá trị cho người nghe.
Chía sẻ của Hà Mạnh Tuấn