Mục lục
“Hạnh phúc không phải một tiêu chuẩn, cũng không phải một lựa chọn. Hạnh phúc là khi tôi ngồi đây, tôi có thể nói được là tôi đã hạnh phúc. Hạnh phúc không có đúng, có sai. Hạnh phúc luôn nằm trong trạng thái cân bằng. Hạnh phúc là đôi khi chúng ta biết nó đủ” – DẾ CHOẮT
Justatee dân chơi xóm vuốt keo 502
Khác biệt là tốt. Khác biệt bằng mọi cách thì là lố lăng. Và nếu không có khác biệt thì sao? Chả sao hết!! Tìm cách khác thôi. Chân đi dép đeo khuyên tai, vuốt keo 502 phù hợp với dân chơi xóm, cơ mà ở nơi khác thì sẽ có thể thành dân chơi hết hơi…
Trong rất nhiều ngành hàng, chỉ số khác biệt sẽ rất thấp. Thực tế, khách hàng hầu như không nhận ra sự khác biệt hóa thực sự là gì? Hãy xem thử HP hay Dell có gì khác biệt với Lenovo, Acer hay Asus?
Về chỉ số hoạt động, RAM, chip, có lẽ đến 90% khách hàng không thể hiểu được những khác biệt mang tính kỹ thuật nằm bên trong vỏ máy. Và hãy thành thật, chúng ta phần lớn ra nhà hàng chọn vang theo giá, chứ liệu có bao nhiêu người phân biệt được một chai rượu vang giá 1 triệu và 2 triệu?
Chưa biết phân biệt thì cũng chẳng có gì phải ngượng đâu, trong những cuộc thử mù, phần lớn người nếm thông thường đều không thể phân biệt nổi.
Nhiều công ty tung ra những câu slogan nhằm nhấn mạnh đến sự khác biệt của mình đối với các đối thủ đang có trên thị trường. Tốt đó. Cơ mà khách hàng thấy sao? Phải chăng sẽ là “Sao cũng được…?”
Binz nam tính mà vẫn cứ hồng
Hôm trước có đọc một bài viết về BinZ rất hay. Trong các Rapper Việt, BinZ có lựa chọn rủi ro nhưng thông minh, đó là anh gắn mình với mầu HỒNG. Vẫn NAM TÍNH nha, mà vẫn HỒNG nha… Sự đối nghịch đó nó cứ gọi là nổi bần bật luôn
Giáo sư Byron Sharp, tác giả cuốn sách Thương hiệu lớn lên như thế nào – How Brands Grow đã nghiên cứu trên diện rộng và kết luận: “Người tiêu dùng đơn giản không nhìn nhận thương hiệu trong cùng một ngành hàng thật sự khác biệt nhau”.
Kiểu nghe Rap Việt thì phần lớn mọi người thấy same same. Nhưng mà Dế Choắt xăm đầy mặt và Ráp OK là nổi bật rồi. Hay như BinZ NAM tính, mà cứ HỒNG đấy… Không quá khác biệt, nhưng nổi bật cứ gọi là
Bởi có thể nhiều người làm marketing quan tâm đến khác biệt hóa chứ khách hàng không mấy quan tâm. Nổi bật tốt hơn… Và không khác biệt thì cũng không dễ gì mà “die” hết
Trai hư hay trai tốt? mình thích thì mình làm thôi!!
Chúng ta có thể tập trung để định vị tốt, hoặc mở rộng để thú vị. Cuối cùng thì nó lại là sự linh hoạt, liên quan đến thị trường. Định vị sâu quá thì khi thị trường thay đổi cũng dễ toang. Mà khi cần tập trung mà ông cứ loăng quăng thì cũng vẫn cứ toang.
“The end of marketing as we kinh nghiệm ow it” của Sergio Zyman kể về một case khá hay: Đừng bó hẹp với 1 hay 1 vài lý do mà sợ mất đi định vị, hãy cho khách hàng càng nhiều lý do mua hàng của mình càng tốt.
Đó là câu chuyện về nhãn Sprite. Khi ra đời, nó bị gắn với ngành nước chanh. Và category của nước chanh thì doanh số bé tẹo. Sprite được mở rộng định vị thành đồ uống giải khát, doanh số bùng nổ… Thế nên quan trọng hơn cả đó là Tính phù hợp – Relevance và sự biến đổi linh hoạt theo thị trường.
Dĩ nhiên, không phải cứ thích là được, năng lực lõi phải có đã, rồi mới xây dần. “Chân đi dép, đeo khuyên tai” hay “Trai hư anh không phải diễn, nhưng trai tốt anh phải vào vai” thì tùy lựa chọn và năng lực của bạn, hiệu quả là được, giống như cụ David Ogilvy đã nói: “We sell or else”.
Mà hiệu quả rồi lại bonus thêm được be yourself & be happy thì lại càng Gút chóp, cứ phải gọi là Ơ mây ding Gút chop luôn…
Chia sẻ của Hoàng Tùng