Tất cả thành bại trong cuộc đời đều do bản thân, nhưng mấy ai dám thừa nhận lỗi lầm của mình
Tôi từng đọc được câu rằng: “Chúng ta như nến trong phòng nhỏ, sáng mà không tự chiếu được chân”
- Cô/cậu làm ăn kiểu gì đấy?
- Sao lại làm thế này? Làm thế này, bán làm sao?
- Nghiên cứu đối thủ đi, làm sao nhanh mà bán được như họ ấy
- Sếp nói rồi ném thẳng mấy cái link sản phẩm trước mặt
- Hẳn là những lời ấy, cảnh tượng ấy, anh em nghe đã quen?
- Hẳn là nhiều anh em sẽ đứng dậy cãi ngay với sếp
- Hay sẽ có anh em im lặng, liếc sang cái bảng kế hoạch chi chít việc cạnh bên?
Hẳn là bên ngoài im lặng, nhưng bên trong anh em đang gào thét: “Các người cút hết đi, để yên cho tôi làm”. “Các người cái gì cũng muốn, muốn chất lượng phải thật tốt, thật đẹp, mà lại muốn nhanh, muốn bán được nhiều.”
Hẳn rồi, ai trong anh em, dù là nhân viên hay quản lí, cũng từng hoặc đang nếm trải những ngày làm việc như thế
- Bên ngoài lặng câm nín nhịn, bên trong gào thét
- Bên ngoài chán nản, bên trong trách móc
- Bên ngoài buông xuôi, bên trong lạnh lòng
- Mỗi ngày đi làm là một ngày KHÔNG VUI?
- Có bao giờ, anh em tự hỏi TẠI SAO?
Áp lực công việc không bao giờ hết. Vướng mắc không ngừng xuất hiện. Anh em thấy như phát điên lên với những yêu cầu vô lí của sếp. Muốn bóp cổ đứa đồng nghiệp làm ăn không ra gì. Anh em sẽ nghĩ, hay là mình bỏ đi, sống đời nhàn tản
Anh em đang nghĩ cái gì thế? Nghĩ rằng đến một nơi khác sẽ êm xuôi hơn, sẽ nhẹ nhàng hơn. Cũng có thể. Thế nhưng anh em nhìn lại mình xem, nếu những việc như vậy anh em chẳng thể giải quyết, anh em sẽ làm gì với cuộc đời mình đây?
Cuộc sống vốn chính là thế, khó khăn dội xuống đầu anh em không ngừng. Nó muốn nuốt chửng lấy anh em, không cho anh em ngóc đầu dậy. Những lúc ấy phải sống tiếp thế nào đây?
Trước hết, hãy hiểu một điều: Mọi việc xảy ra, thường sẽ bắt nguồn từ HAI PHÍA, từ chính BẢN THÂN ANH EM và phần còn lại từ tác động bên ngoài. Nên việc đầu tiên, anh em sẽ phải NHÌN LẠI BẢN THÂN xem đã làm tốt chưa, còn thiếu sót gì. Nói thì có vẻ dễ thế thôi, nhưng làm được là anh em đang nâng cấp bản thân lên từng ngày đó
Nếu sếp bảo anh em làm chưa tốt, nhưng anh em thấy mình tốt rồi. Thế thì anh em có thể thiếu sót ở đâu: chưa thể thuyết phục được sếp, chưa nói rõ được đường hướng của mình,… Vậy tại sao anh em chưa thể thuyết phục? Anh em có hiểu sếp của mình chưa?
Hãy để cho những tiếng “gào thiết” với sếp, với đồng nghiệp,.. bên trong anh em lên tiếng. Trước hết hãy viết nó ra, đây là một cách để anh em bình tĩnh suy nghĩ lại sau khi viết xong. Tiếp đến, hãy nói chuyện THẲNG THẮN với họ về VẤN ĐỀ.
Nêu rõ ý kiến để tránh có sự hiểu lầm. Và quan trọng hơn cả, THẲNG THẮN nói lên suy nghĩ sẽ giúp anh em hiểu chính mình và dám dũng cảm nhận ra, đối mặt với sai lầm
“TU THÂN, TỀ GIA, TRỊ QUỐC, BÌNH THIÊN HẠ. MỌI VIỆC ĐỀU BẮT ĐẦU TỪ CHÍNH MÌNH. Khi đã dám đối mặt, tìm cách khắc phục sai lầm, anh em sẽ nhận ra sự thay đổi, vững mạnh từ trong bản thân
- Bên trong có VỮNG, bên ngoài sẽ MẠNH
- Bên trong có SÁNG, bên ngoài sẽ TỎ
Đổ lỗi cho ngoại cảnh thì dễ, ta có vô vàn cái cớ để biện minh. Nhưng làm thế, anh em đã tự bỏ đi cơ hội để RÈN LUYỆN, “nâng cấp” lên một phiên bản tuyệt vời hơn
Dao sắc không gọt được chuôi, ta thấy được LỖI của người khác rất NHANH, nhưng lại chẳng nhận ra được cái sai của mình
Và nếu lúc nào cũng mong cuộc đời thuận xuôi, làm sao anh em TRƯỞNG THÀNH, cứng mạnh, đối mặt với sóng gió luôn chực chờ ập đến
Thế nên, quan trọng ở đời không phải là có một cuộc đời êm xuôi, mà hãy dũng cảm rèn luyện để trưởng thành, đối mặt với gian khổ, để không gì làm khó được anh em
Nhân đọc mấy cuốn sách này, rút ra được những bài học vô cùng sâu sắc và có thời gian nhìn lại được bản thân, có đôi dòng suy ngẫm xin chia sẻ với mọi người nhé
Chia sẻ của Vũ Hoàng