Nếu hỏi một người bất kỳ cái mà họ mong muốn nhất trong cuộc đời là cái gì? Câu trả lời sẽ là hạnh phúc. Vậy hạnh phúc là gì?
Muốn tĩnh lặng hãy đọc cuốn sách này.
Theo một số người đó là là có thật nhiều tiền, có bằng cấp, địa vị này nọ… Đó làm tâm lý chung của rất nhiều người trong đời sống hiện nay. Liệu rằng khi có những điều đó, ta sẽ có hạnh phúc không?
Câu trả lời là có, một chút thôi, nhưng sau đó họ lại thấy trống vắng, hụt hẫng và họ lại tìm thêm cái này, bồi thêm cái kia để mang lại cuộc sống hạnh phúc cho họ.
Những cái họ nghĩ sẽ mang lại cho họ một cuộc sống hạnh phúc thì cũng như những lần trước hạnh phúc chỉ thoáng qua đôi chút rồi sau đó lại thấy bình thường không có gì hay ho nữa.
Cứ như vậy họ chạy lòng vòng trong suốt cuộc đời họ để đi tìm hạnh phúc. Vậy đâu là hạnh phúc? Mà là hạnh phúc đích thực chứ?
Câu hỏi đó bạn sẽ tìm ra câu trả lời trong tác phẩm Tĩnh Lặng của thiền sư Thích Nhất Hạnh. Sau đây là một vài điểm nhấn trong tác phẩm của thầy, mình thấy rất hay và trọng tâm, muốn chia sẻ cho mọi người:
Âm thanh của vô thanh: Im lặng thường được mô tả là sự vắng mặt của âm thanh, tuy nhiên nó cũng là một âm thanh rất hùng hồn.
Có một đài radio đang hoạt động trong đầu ta, đó là đài NST (Non Stop Thinking) – đài suy nghĩ liện tục không ngừng.
Tâm ta đầy tiếng ồn, vì vậy ta không thể nghe được tiếng gọi của sự sống, tiếng gọi của tình thương. Trái tim ta đang gọi ta mà không nghe thấy. Ta không có thời gian để lắng nghe trái tim mình.
Có 4 thức ăn mà chúng ta đang tiêu thụ mỗi ngày. Loại thứ nhất là Đoàn thực, cố nhiên là loại thực phẩm mà chúng ta ăn bằng đường miện mỗi ngày. Loại thứ hai là là Xúc thực, đây là thức ăn ta đưa vào cơ thể qua đường mắt, tai, mũi, thân và ý.
Loại thứ ba là Tư niệm thực là ước muốn, động lực thúc đẩy ta làm điều gì đó. Loại thứ tư là Tâm thức cá nhân: Khi chúng ta hướng sự chú tâm vào những yếu tố tâm thức nào đó thì có nghĩa là chúng ta đang “ tiêu thụ ” chúng. Giống như đối với những bữa ăn, những gì chúng ta tiêu thụ từ tâm thức mình có thể lành mạnh hay độc hại.
Buông bỏ những ý niệm, nhận thức là chúng ta tạo ra thêm không gian cho tâm mình. Cái tâm thực sự của ta thì vắng bặt, những ngôn từ, ý niệm và nó rộng lớn hơn nhiều so với những sáng tạp phẩm hạn hẹp của tâm.
Tìm ra câu trả mà không suy nghĩ: Thông thường, khoảng 90% suy nghĩ của chúng ta không phải là Chánh Tư Duy. Những suy nghĩ đó chỉ dẫn chúng ta đi vòng quanh và cuối cùng không đi đến đâu cả.
Càng suy nghĩ theo cách đó thì thân và tâm ta càng bị phân tán và bực dọc. Loại suy nghĩ như vậy không giải quyết được bất kỳ vấn đề nào. Chỉ có suy nghĩ đúng ( Chánh Tư Duy) mới giải quyết được vấn đề, mới có lợi ích thực sự.
Lắng nghe sâu không chỉ lắng nge bằng đôi tai, không chỉ lắng nghe bằng trí năng, mà ta mời tất cả các tế bào trong cơ thể cùng lắng nghe với ta. Lắng nghe sâu đưa tới cái hiểu. Hiểu đưa tới liên hệ tốt hơn. Cách lắng nghe sâu không đơn thuần là cố gắng nghe nhiều hơn. Trái lại, ta cần thời gian thực tập bắt đầu bằng sự im lặng, tắt đài NST trong đầu (Đài suy nghĩ liên tục, không ngừng).
Người nào thực tập nghe chuông trong chánh niệm sẽ có khả năng chế tác bình an và hòa hợp. Tôi gọi đó là nền văn minh đích thực.
Ta không cần nhiều dụng cụ thiết bị hiện đại để được văn minh. Chúng ta chỉ cần một cái chuông nhỏ, một nơi yên tĩnh cùng với hơi thở vào ra trong chánh niệm.
Để hiển lộ bản tính chân thật, chúng ta cần phải dừng lại cuộc đối thoại nội tâm liên miên, chiếm hết không gian trong lòng ta.
Chúng ta có thể bắt đầu bằng cách tắt đài phát thanh NST vài lần mỗi ngày, mỗi lần một chút, để đem niềm vui vào không gian nội tâm ta.
Nếu bạn không dừng lại được những suy nghĩ thì hãy đứng dậy, thở vào thở ra cho đến khi bạn hoàn toàn dừng lại được những suy nghĩ. Bạn cảm nhận được điều đó. Trong trạng thái chánh niệm, có một cái gì đó sẽ thực sự làm thay đổi thâm tâm bạn.
Khi không có khả năng sống một mình thì càng ngày ta càng suy yếu và kiệt quệ. Và khi chúng ta không đủ chất dinh dưỡng nuôi lấy tự thân thì ta không có gì nhiều để hiến tặng cho người khác. Vì vậy học cách sống một mình rất quan trọng.
Đọc sách, thiền tập không phải là để ta có thêm kiến thức, khái niệm mà thực chất là để ta buông bỏ những quan điểm, khái niệm. Đừng thay thế những ý niệm quan điểm cũ bằng những quan điểm, ý niệm mới.
Khi không có sự im lặng, ta không thể sống trong giây phút hiện tại và giây phút này là cơ hội tốt nhất để tìm thấy hạnh phúc.
Người thầy đích thực là người có tự do và không sợ im lặng.Thực tập hơi thở ý thức, chế tác chánh niệm trong tự thân, ta sẽ khám phá ra người thầy trong mình và hướng về hải đảo tự thân.
Âm nhạc mà không có những khoảng lặng sẽ rất rối loạn và nặng nề. Khi chúng ta ngồi yên với một người bạn mà không nói gì cả, nó quý giá và quan trọng như những dấu lặng cần thiết trong âm nhạc. Những người bạn ngồi yên lặng với nhau có thể tốt hơn là nói chuyện.
Đây là lần đầu tiên mình review một tác phẩm để chia sẻ đến mọi người, chắc chắc không tránh khỏi những thiếu sót, mong mọi người bỏ qua. Nếu các bạn thấy hay thì mua sách gốc ủng hộ tác giả nhé. Mình cảm ơn.
Chia sẻ của Đắc Nhân Tâm