Mục lục
Phần trước mình đã chia sẻ cũng khá cặn kẽ về các nhóm tính cách con người D.I.S.C trong kinh doanh để mọi người ai không biết thì có thể tham khảo để có cái nhìn khác về mình, xem mình đang thuộc về Phương trời nào mà có cách để phát triển bản thân hơn.
Hôm nay mình sẽ chia sẻ một cái nhìn cao hơn một xí.
Áp dụng D.I.S.C vào thiết lập đội nhóm kinh doanh, để làm sao có một đội nhóm kinh doanh vô địch, MẠNH MẼ khó bị đánh bại khi có bất kỳ rủi ro nào xảy ra.
Đội nhóm đó phải bao gồm đủ cả bốn tính cách trong đó. Tính cách nào cũng có Ưu và Khuyết điểm. Nên có đủ bốn tính cách trong doanh nghiệp, họ sẽ Bổ trợ cho nhau. Cùng đưa công ty phát triển bền vững.
* Nay mình xin nói về CẶP BÀI TRÙNG D và I trước. Xem họ có ảnh hưởng gì đến Doanh nghiệp như thế nào.
Nhóm D, biệt đội dẫn đầu
Như các bạn biết, trong một doanh nghiệp, hoặc một đội nhóm kinh doanh hay bất kỳ đôi nhóm nào cũng vậy…
Cần có một thằng DẪN ĐẦU, và thằng đó không ai khác, thằng nhóm D sẽ đi tiên phong, cầm cờ xung phong đi trước.
Tính cách nhóm D là ĐI THẲNG VÀO VẤN ĐỀ, CHIẾN ĐẤU, THỬ NGHIỆM NHIỀU MỤC TIÊU KHÁC NHAU, KHÔNG NGẠI THỬ THÁCH, MẠNH MẼ, TIÊN PHONG ĐI ĐẦU.
Đúng không hổ danh cho danh hiệu DẪN ĐẦU THIÊN HẠ nhỉ.
Đương nhiên thằng CẦM ĐẦU muốn đội nhóm phát triển thì ngoài nó chịu thay đổi, mạnh mẽ , dứt khoát trong ra quyết định, không sợ chết…thì nó phải cần….có ĐẦU ÓC nữa.dưới,Và đương nhiên nữa, chủ doanh nghiệp mà kg có tư duy tốt thì có nước nó dẫn cả đám đi xuống vực luôn chứ chả chơi.
Nhưng ngoài những mặt tốt của thằng CẦM CỜ, thì thằng D không thể tránh khỏi những khuyết điểm bên cạnh những ưu điểm ở trên.
Nóng tính, thiếu kềm chế, lời lẽ mạnh mẽ, thô kệch đôi khi gây tổn thương đến những bé cấp dưới.
Và có một sự thiệt, đa số các Giám Đốc, hay các Nhóm trưởng các công ty đều thuộc nhóm này.
Nên việc gây xung đột trong công ty bắt đầu từ mấy thằng D này là chuyện thường xuyên. Và do nóng tính, mạnh mẽ nên khó được lòng nhân viên cấp dưới. Đụng chuyện là chửi nhân viên. Dễ gây mất đoàn kết dẫn đến công ty không thể phát triển lớn hơn và đi xa cùng nhau được.
Chưa nói, nếu công ty mà có hai cha D dẫn đầu. Nếu hai cha cùng nhìn về một hướng thì còn đỡ. Ngược hướng một cái ha…thui tự hiểu đi he.
Nên trong Doanh nghiệp không nên có hai ông D cũng dẫn dắt, ví như rừng không thể có hai Cọp vậy. Dễ gây sát thương về sau. Vì cái tôi nhóm D quá lớn.
Cho nên D đi đầu, nhưng không có mấy thằng sau yểm trợ thì khó có thể đi xa được. Cho nên các công ty ở VN thường không lớn, đa số là Doanh nghiệp nhỏ trên thị trường.
Vậy thì làm sao để giải quyết vấn đề khuyết điểm của nhóm D để lại.
Yên tâm, thằng mình giới thiệu sau đây sẽ giải quyết bài toán này.
Đó là Nhóm I.
Nhóm I và tầm ảnh hưởng đến đội nhóm
Có thể nói Hai thằng D.I là trời sinh một cặp bổ trợ cho nhau. Nội ứng ngoại hợp, kẻ đấm người xoa theo đúng nghĩa.
Đặc tính nhóm I là: BAY BỔNG, NÓI NHIỀU( không đi thẳng vào vấn đề mà hay cứ vòng vo, lan man nhiều lúc bực vãi), THÍCH ĐƯỢC THƯƠNG YÊU, THÍCH THỂ HIỆN và được công nhận. Là nguồn truyền cảm hứng vô bờ bến cho mọi người trong Doanh nghiệp nếu được đánh giá đúng khả năng và được đặt đúng chỗ.
Ta ví thằng D như Tướng Võ còn cha I này là tướng Văn á.
Khuyết điểm của I tuy là người giàu tình cảm, truyền cảm hứng cho đội nhóm. Nhưng là người vô định, không biết đi về đâu, không có mục đích cụ thể rõ ràng.
Kiểu như thích bay bổng, muốn bay đi đâu thì bay chứ chả biết đáp chỗ nào.
Khi I đi một mình sẽ mất phương hướng, không biết làm gì và sẽ không có mục tiêu để phát triển.
Nên I muốn phát triển thì cần sự dẫn dắt của thằng D hoặc S.
Khi có D rõ ràng về mục tiêu, về chiến lược. Mạnh mẽ tấn công thị trường. Thì phía sau, I sẽ là người tiếp lửa, truyền cảm hứng cho đồng đội cùng với D bức phá những mục tiêu Ngắn hạn và dài hạn.
Tất nhiên nếu Chủ doanh nghiệp lac người nhóm D, nhưng biết điều chỉnh để vương lên một nhóm khác như S hoặc I. Thì người đó sẽ dung hòa được tính cách để có thể tự điều chỉnh tính cách để phù hợp, giúp Doanh nghiệp phát triển thì quá tốt.
Và Nhóm I tương tự cũng vậy. Khi tự điều chỉnh lên D thì người đó càng mạnh.
Và để có thể thay đổi để thích ứng với môi trường làm việc như thế. Người đó phải trải qua nhiều kinh nghiệm, nhiều thử thách để có thể hiểu được mình muốn gì, cần gì để giúp doanh nghiệp đi lên và phát triển bền vững.
Ok, nay chỉ vậy. Lần sau mình sẽ nói nốt Hai tính cách còn lại và cách bán hàng cho người có tính cách này luôn nhé.
Chia sẻ của Lê Trí