Hỏi: Tôi và sếp mâu thuẫn trong quan điểm nên viết dài hay viết ngắn. Sếp thì thích bài ngắn… càng ngắn càng tốt. Người đọc không có nhiều thời gian và… lười lắm. Tôi thì ủng hộ viết dài nhiều hơn. Hay thì có dài cách mấy người ta cũng đọc.
Trả lời: Là cả hai.
Mình đã từng nghe một câu chuyện.
Shrown khi còn là một hoàng tử thường chơi đàn veena, đàn sitar, và ông là một nhạc sĩ lớn. Một hôm, người thấy lớn đến và hỏi Shrown: “Dây đàn veena rất chùng, điều gì sẽ xảy ra?”. Shrown nói, “Nếu dây rất chùng, thế thì không âm nhạc nào có thể”.
Và thế rồi thầy hỏi tiếp: “Và nếu dây đàn rất căng, quá căng, thế thì cái gì xảy ra?”. Shrown nói: Thế thì âm nhạc cũng không thể được tạo ra. Dây đàn phải ở giữa, không chùng, không căng, nhưng chỉ đích xác ở giữa.” Shrown nói, “Dễ chơi đàn veena, nhưng chỉ một thầy mới có thể lên các dây này cho đúng, ở giữa.”
Trong việc viết cũng như vậy. Hãy cứ làm tốt công việc của bạn, viết cả ngắn lẫn dài, như âm nhạc cũng chỉ lên khi dây không chùng, không căng, đơn giản hay phức tạp, là cả hai, không có vấn đề gì cả. Ngay cả khi người ta keo kiệt với con chữ trên quan điểm “ít là nhiều” (less is more) thì chính ông tổ ngành quảng cáo hiện đại David Ogilvy tuyên bố:
“Những quảng cáo viết dài đôi lúc là quảng cáo có hiệu quả nhất”. Bạn đọc đến đây có thể sẽ đôi chút bối rối và tự hỏi rằng tại sao cũng là David Ogilvy, thiên tài được săn lùng nhất trong ngành quảng cáo lại từng khuyến khích chúng ta viết câu ngắn hay các đoạn ngắn. Có lý do để ông trở nên mâu thuẫn thế.
Thực khách sành ăn sẽ muốn thưởng thức đa dạng những món ăn ngon. Một người viết khôn ngoan họ sẽ không bị gắn vào riêng phong cách nào cả. Bởi vì cuộc sống là như vậy. Bạn biết bếp trên mây (Cloud Kitchen) là gì không?
Một mô hình kinh doanh sử dụng điện toán đám mây hay là concept decor cho nhà hàng mới? Sở hữu khái niệm hoàn toàn lạ trên thị trường như vậy mà chỉ viết mô tả vỏn vẹn trong vài dòng thì liệu có bao nhiêu target audience ngoài kia chịu bật thêm một tab mới để google xem nó là gì?
Năm 2009, thương hiệu bơ nổi tiếng Vegemite từ xứ sở chuột túi đã cố gắng để tái định vị mình với hy vọng người tiêu dùng sẽ đón nhận sự thay đổi tích cực này. Họ chuyển từ Vegemite sang thành Isnack 2.0. Phản ứng của công chúng thì sao? Chữ “i”, chữ cái làm mọi người liên tưởng đến iPod, còn 2.0 lại làm gợi nhớ tới những gì thuộc về website.
Nếu là một người hâm mộ lạc quan nhất của thương hiệu chắc cũng không thể hiểu những thứ đó thì liên quan tới lĩnh vực thực phẩm. Vegemite phải đổi về tên cũ chỉ vỏn vẹn sau 5 ngày. Lẽ dĩ nhiên, không thể nói nguyên nhân của sự thất bại là do content, tuy nhiên case study này giúp chúng ta một bài học hay có thể ứng dụng vào lĩnh vực viết: Đừng nên thách đố trí thông minh của người tiêu dùng.
Tương tự như vậy, nếu bạn là người bán bò bún không có công thức gia truyền nào thực đặc biệt, thì content không nên chỉ có vài gạch đầu dòng mà cứ loanh quanh mãi một vị: Món ăn mình nhiều dưỡng chất ra sao, nguyên vật liệu tươi ngon như thế nào. Điều mà phần lớn mọi người đều biết.
Hãy dành những dây nơron thần kinh quý giá nhất để kể những câu chuyện thú vị nhất khiến độc giả phải scroll tới tận dòng cuối cùng để đọc mà vẫn thòm thèm tiếc nuối.
“Ở quán Obobun mới, có một khách hàng đặc biệt.
Ông là người vô gia cư, sống bằng nghề ăn xin ngay ngã tư cách Obobun không xa.
Thi thoảng ông đến mua Bò Bún, biết ông là người vô gia cư, các bạn nhân viên xin tặng ông mà không lấy tiền. Nhưng ông từ chối, ông nói ông đến mua chứ không đến xin. Và ông muốn được đối xử như một khách hàng.
Mình đành nói với các bạn nhân viên là hãy nhận tiền cho ông vui và để ông có thể tự hào rằng “ở một thời điểm nào đó, ông cũng được đối xử và trân trọng, tôn trọng như một khách hàng bình thường.”
Mình cũng giải thích để các em hiểu, để mang lại niềm vui cho người khác thì không chỉ có cách cho đi. Nhận lại một cách chân thành cũng có thể mang lại niềm vui.
Cũng có lúc ông chẳng xin được tiền. Ông vào xin ăn. Ông nói thẳng là ông xin. Nhưng ông không bao giờ vào xin lúc đông khách hay vào đầu buổi. Ông luôn chờ đến khi quán bắt đầu dọn dẹp, hết khách ông mới vào.
Cách ông hỏi cũng khác. Ông không nói:
“Tôi đói quá, ông bà cho tôi xin một xuất ăn” với vẻ mặt nài nỉ, đáng thương thường thấy.
Ông luôn hỏi đĩnh đạc.
“Quán còn đồ không bán được mà bỏ đi không thì cho tôi xin.”
Mỗi lần như vậy, các bạn nhân viên đều tặng ông tất cả những đồ còn lại. Đôi khi dù không còn đồ thì các bạn cũng lại bật bếp chiên tặng ông vài cái nem. Ông nhận một cách thoải mái và cảm ơn.
Ông luôn cho mọi người thấy ông dù là người ăn xin nhưng cũng là một người ăn xin sống có phong cách. Vì thế mà các bạn nhân viên ai cũng yêu mến và tôn trọng ông.
Nguồn: Anh Phan Viet Phong – Founder Obobun tại Grenoble nước Pháp
Một tay viết chuyên nghiệp dù dài hay ngắn cũng đều làm độc giả như được trút bỏ dần lớp xiêm y của một thiếu nữ trẻ đẹp. Đọc nàng tới đâu, chàng hứng thú tới đấy. Thậm chí, khi tất cả cứ ngỡ là đã tới lớp y phục cuối cùng rồi thì hoá ra mọi thứ mới chỉ như bắt đầu. Cú plot twist ở đấy. Giả kim thuật trong viết là vậy.
Tuy nhiên, câu hỏi tiếp theo sẽ nảy sinh sau khi mọi người đọc tới đây và thực hành sẽ là: Tôi vẫn không thể nào vẫn ở giữa được, Lúc thì tôi muốn viết dài, khi thì lại muốn viết ngắn, không thể nào cân bằng số lượng được? Điều đó là khó thế.
Những content writer ngày nay cần hiểu đúng về lời khuyên viết dài viết nói trên. Mình không chống lại bài cụt ngủn, nhưng mình cũng không thiên về bài lê thê. Lý do của mình hoàn toàn khác, lý do của mình là ở chỗ người ta cứ đổi phong cách viết mà chẳng biết mình đang làm gì.
Một định luật cân bằng đơn giản, nếu bạn cố gắng ở giữa thì chẳng bao ở giữa được. Bạn biết trò đi thăng bằng trên dây chứ? Người nghệ sĩ không bao giờ cố gắng ở chính giữa. Họ bao giờ cũng nghiêng sang phải một chút, thế rồi khi năng lượng tới, họ lại thu lấy rồi nghiêng sang trái. Họ làm vậy bởi vì họ hiểu rằng, nếu:
Người đó hoàn toàn ở bên phải. Người đó sẽ ngã.
Người đó hoàn toàn ở bên trái. Người đó sẽ ngã.
Thậm chí người đó cố gắng ở chính giữa. Toàn bộ vấn đề sẽ bị bỏ lỡ. Người đó cũng sẽ ngã.
Không phải việc bạn viết hết 5 bài viết ngắn rồi sẽ chuyển qua 5 bài viết dài. Không phải việc bạn lên lịch đều đặn xen kẽ ngắn dài, ngắn dài. Không phải như vậy. Dù bạn làm theo một cách nào trong những cách trên, đơn giản bạn đều bị cố định cứng nhắc cho đến chết.
Và người làm nội dung định hướng thương hiệu (branded-content) thực sự thì phải sống động. Sống động như nước vậy. Nếu hoàn cảnh có buộc anh phải cứng, anh có thể sẽ rắn hơn thép; Nếu hoàn cảnh có bắt anh phải mềm, anh ấy có thể sẽ mỏng hơn cả cánh hoa hồng trong gió.
Vậy thì chính giữa là ở đâu? Chính giữa không có ở bên ngoài. Điểm quân bình nảy sinh ở bên trong bạn. Và khi mình nói ở bên trong, mình ngụ ý chỉ bạn mới biết được đối tượng mình hướng tới là ai? Vị trí của thương hiệu trong tâm trí khách hàng?
Môi trường tương tác ở đâu? Và một phần quan trọng không kém là bạn định viết về đề tài gì và dưới một hình thức như thế nào? Bao giờ cũng là bạn và chỉ bạn mới biết được khi nào nên viết ngắn viết dài, người gác đền của thương hiệu ạ.
Chia sẻ của Phong Lê