5 Dấu Hiệu Quan Trọng Để Nhận Biết Thời Điểm Cần Cải Tổ Chiến Lược Content Marketing

Hầu hết những doanh nghiệp đều sẽ phải mất 1 khoảng thời gian dài và nỗ lực cực lớn để có được 1 chiến lược content marketing thành công. Chỉ riêng việc cải tổ thôi thì đã là 1 thử thách cực lớn rồi. Nhưng đây là điều bạn bắt buộc phải làm nếu muốn chiến lược thành công. Hãy nghĩ về số doanh thu tổn thất nếu bạn không xem lại chiến lược content marketing của mình, để biết rằng bạn có cần phải cải cách hay không.

Bạn cần:

  • Nhận biết thời điểm phù hợp để cai tổ content
  • Xác định được cách thức hiệu quả nhất để truyền đạt thông điệp của thương hiệu của bạn
  • Theo dõi các trend hiện hành để xác định loại và định dạng nội dung phù hợp với thương hiệu

Nhận biết các dấu hiệu hoặc số giảm

Mục tiêu của content marketing là xây dựng sự tin tưởng từ khách hàng hiện có và khách hàng tiềm năng, từ đó mang đến khách hàng thực tế cho website và doanh số. Bạn sẽ nhận ra rằng những thay đổi đó là cần thiết khi bạn nhìn vào những con số, nó cho thấy có 1 hoặc nhiều vấn đề như:

  • Content của bạn không còn thu hút được nhiều lượt share trên mạng xã hội hoặc các trang web
  • Lượt xem không tăng hoặc giảm
  • Lợi nhuận giảm
  • Mọi người dành thời gian ghé thăm site bạn ít hơn
  • Không thể chuyển đổi người xem thành khách hàng

Để giải quyết vấn đề này, trước hết bạn phải phân tích kỹ số liệu. Đặc biệt, hãy đối chiếu content tốt nhất của bạn và content trung bình hoặc tệ.

Tìm ra những điểm chung của content hay. Áp dụng nó vào những content còn lại.

Tiếp theo, tạo 1 content mới có các đặc điểm mà content hay nhất của bạn đang có. Phân tích content đó xem nó hoạt động có tốt không.

Nếu có thể, hãy chỉnh sửa lại các content tệ trước đó phỏng theo content hay nhất. Sau đó, cập nhật lại chiến lược content của bạn để tạo ra các nguyên tắc để áp dụng cho những lần tạo content sau.

Kết quả tìm kiếm của bạn đang tụt giảm

Nếu trước đó sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn đang được xếp hạng cao trong công cụ tìm kiếm nhưng sau đó đột nhiên tụt giảm xuống những vị trí sau, thì đã đến lúc bạn nên kiểm tra kỹ lưỡng lại seo rồi đấy.

1 lần nữa, hãy đi sâu vào dữ liệu và nghiên cứu nó trên google và các công cụ tìm kiếm khác. Quan sát xem bạn có bỏ lỡ từ khoá mà khách hàng tiềm năng sẽ dùng để tìm sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn không.

Nếu cần thiết để cập nhật từ khoá, hãy làm ngay. Làm mới content hiện tại để phản ánh chiến lược mới, tạo content mới xung quanh từ khoá đó và những ý tưởng liên quan.

Đối với tổng thể chiến lược content của mình, bạn cần xem xét kỹ lưỡng nó thường xuyên. Hãy luôn cập nhật những thay đổi mới nhất về thuật toán của các công cụ tìm kiếm và thay đổi nội dung của bạn để đáp ứng các thay đổi đó. Hãy theo dõi kỹ độ hiệu quả của content ấy.

Bạn cũng nên chú ý vào các lý do khác vì sao mà content của bạn không được lên top của kết quả tìm kiếm. Nó có thể là vấn đề hiển thị trả về trên mobile mà bạn cần update, hoặc nó về tốc độ website hoặc cấu trúc web. Nếu là những vấn đề này, bạn nên tìm team it và điều chỉnh lại ngay khi có thể đi.

Content của bạn chỉ lo bán hàng/ Quảng cáo

Trước đây, người tạo content thường nhồi nhét vào bài viết những từ khoá và nội dung bán hàng/ Quảng cáo. Nếu content của bạn không thể giúp khách hàng của bạn giải quyết những thách thức khó khăn, hãy cấu trúc lại website đi!

Ngày nay, khách hàng có nhu cầu nhận được thông tin hữu ích từ các doanh nghiệp trước khi họ cân nhắc mua hàng. Thực tế, 74% trong số họ sẽ mua hàng từ doanh nghiệp đầu tiên cung cấp cho họ thông tin giá trị và góc nhìn mà họ cần.

Thêm vào 1 số chú thích hoặc bài viết hướng dẫn vào lịch đăng của bạn để thể hiện chuyên môn và không có những đoạn quảng cáo.

Khi bạn đăng những bài hữu ích, bạn gây dựng được niềm tin – 1 yếu tố quan trọng trong quyết định mua hàng của người dùng. Thay vì khoe khoang về sự hiểu biết của mình, hãy dùng sự hiểu biết đó để giải quyết những vấn đề – và thế là khách hàng đổ về.

Site của bạn chỉ thu hút được người xem không phải người mua

Nếu bạn không bán được sản phẩm hay dịch vụ, bạn cần phải xem lại content của mình. Liệu nó có dễ đọc? Dễ hiểu? Hoặc quá khó để khách hàng tìm được thứ họ cần? Sau tất cả, bạn đang làm ăn kiếm tiền, không phải lừa lọc bằng các dịch vụ host trên web.

Nếu lĩnh vực bạn đang kinh doanh là lĩnh vực công nghệ cao, nhưng khách hàng lại không phải người am hiểu công nghệ, thì việc dùng thuật ngữ chuyên ngành có thể khiến họ mất hứng.

Khi họ không thể hiểu thứ bạn đang bán, bạn không gây dựng được niềm tin nơi khách hàng. Hãy tái cơ cấu lại content hiện tại của bạn để truyền đạt về lợi ích của sản phẩm và dịch vụ của mình.

Ngoài việc cập nhật mới content, bạn cũng có thể tranh thủ nhờ team dev hỗ trợ trong việc tạo trải nghiệm thân thiện cho người dùng.

Khiến cho các nhóm trong công ty của bạn nhận ra đc sự quan trọng của content marketing có thể giúp họ định hình content đó ở 1 dạng dễ hiểu hơn, áp dụng cho cả trên website hoặc các team kinh doanh tại cửa hàng.

Bạn không tăng cường phủ sóng trên mạng xã hội

Nếu bạn không đạt đủ lượt tiếp cận trên mạng xã hội, bạn cần phải xem xét lại những lý do tại sao content trên mạng xã hội không thu hút khách hàng tiềm năng.

Hãy họp bàn cùng team để tìm ra chỗ thiếu hụt của mình và khách hàng mình bỏ lỡ. Tạo content mới và thu hút những khách hàng ấy, đăng bài và quảng cáo trên facebook và target vào những thông tin mà mình thiếu hụt ấy.

Thử những cách đẳng bài mới. Hãy xác định đúng format và content sẽ thu hút khách hàng mục tiêu của bạn.

Ví dụ: Nếu bạn muốn tiếp cận những khách hàng thuộc mảng du lịch, hãy post link podcast hoặc webinar để họ có thể vừa nghe trên đường hay trên chuyến bay.

Nếu bạn muốn tiếp cận những khách hàng là bác sĩ để bán máy móc, bạn cần viết những report về độ hiệu quả của máy móc đó.

Videos, infographic, và hình ảnh sẽ là phần quan trọng trong chiếc lược content. Theo thống kê, những định dạng trên được đón nhận hơn, chúng có thể truyền những dạng tin dễ hiểu hơn những tài liệu văn bản.

Trên thực tế, bạn có thể tạo các video song song với các bài dạng văn bản để giúp củng cố thông điệp của mình, đặc biệt là các chủ đề khó hiểu với đối tượng mục tiêu của bạn.

Tìm kiếm các mục tiêu mới để tiếp cận trên nền tảng mạng xã hội khác cũng là 1 vấn đề cần quan tâm. Đăng những hình ảnh lung linh lên instagram hoặc những thông tin hướng dẫn trên pinterest là 1 lựa chọn tuyệt vời.

Kết

Khi content của bạn không đạt được như kỳ vọng, hãy kiểm tra lại những dấu hiệu này. Nếu bạn nhận ra 1 trong số chúng, xét lại lý do đằng sau và sửa chữa ngay.

Cuối cùng, hãy thường xuyên xét lại những chỉ số này. Thuật toán tìm kiếm thường xuyên thay đổi, cũng như thị hiếu của khách hàng. Giữ cho content luôn hợp thời, để những content mới có thể tiếp cận khách hàng mục tiêu 1 cách hiệu quả nhất.

Chia sẻ của Trần trin

Bài viết này có hữu ích với bạn không?

Click vào một ngôi sao để đánh giá bài biết!

Đánh giá trung bình 0 / 5. Số phiếu: 0

Không có phiếu bầu cho đến nay! Hãy là người đầu tiên đánh giá bài này.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết có 0 bình luận
THÔNG TIN NGƯỜI GỬIĐóng (x)

Bài Hay Nên Đọc

Bài Mới Xuất Sắc

Case Study Mùa Dịch: Bán Hết 500kg Cua Trong 1 Ngày

Đây là một case study khá thú vị với mình trong mùa dịch, chưa dừng việc bán hết 500kg cua mà những ngày tiếp theo...

Seeding Facebook – Hiệu Ứng Đám Đông Không Bao Giờ Đi Sau Thời Đại

Mình làm chuyên về dịch vụ seeding từ lúc mà seeding còn chưa biết đến nhiều bị. Thậm chí anh chị em đánh đồng vào...

Cổ Phiếu Bất Động Sản Có Phải Là Những Tài Sản Bất Động Thời Gian Tới?

Trước khi tìm hiểu dòng cổ phiếu BĐS có tiếp tục là dòng cổ phiếu đáng đầu tư cho năm 2021-2022. Chúng ta cùng nhìn...

Hạng mục đầu tư – Tại Sao Stocks Có Thể Đánh Bại Bonds Hay Gold?

Đầu tư có thể được hiểu là việc từ bỏ nhu cầu tiêu tiền ở thời điểm hiện tại của bản thân mình, chuyển số...

Ma Trận BCG Là Gì?

Được tạo bởi Boston Consulting Group, ma trận Boston – còn được gọi là ma trận BCG hoặc ma trận tăng trưởng – cung cấp...

Ngày Kép 5.5 Thì Làm Gì Để Nhiều Đơn Hàng?

Trước tiên, shop cần tối ưu lại trang chủ của shop, banner, hình ảnh sản phẩm và nội dung mô tả của các sản phẩm...