Tips Chống Phụ Thuộc Nguồn Hàng Từ Trung Quốc

Nói là tips nhưng chỉ đơn giản nếu không muốn phụ thuộc nguồn hàng Trung Quốc thì chúng ta nhập hàng từ các nước khác thôi.

Gần đây có nhiều bạn inbox hỏi Trâm Tạ về cách thức, quy trình nhập khẩu hàng hóa chính ngạch các nước khác vì Trung Quốc đang cấm biên.

Tìm kiếm nguồn hàng là việc quan trọng nhất trong kinh doanh mà chưa thấy ai chia sẻ nhiều về việc này, thiết nghĩ có nhiều anh em trong đây đang cần, nhất là dịp virus Corona này nên mình chia sẻ để mọi người cùng áp dụng.

Mình chỉ có kinh nghiệm nhập khẩu các nước Châu Âu như Pháp, Ý, Tây Ban Nha, Chile … (vì kinh doanh rượu vang), các nước Châu Á như Nhật Bản, Hàn Quốc (vì kinh doanh thực phẩm chức năng và mỹ phẩm).

Mình cũng xuất khẩu nhiều từ nước sở tại đi các quốc gia khác vì có thương hiệu phân phối toàn cầu, nhưng về vấn đề xuất khẩu nếu các bạn quan tâm thì mình sẽ chia sẻ ở một bài khác, không thì dài lắm.

Khi bạn lựa chọn được các dòng sản phẩm từ nước khác, muốn đem về Việt Nam kinh doanh thì sẽ có hai trường hợp.

Đó là sản phẩm đã có sẵn thương hiệu hoặc đặt sản xuất tại nước họ dưới tên thương hiệu của bạn. Dù là hình thức nào thì bạn cũng cần làm các bước như sau:

Thương hiệu phải được BẢO HỘ

Dù bạn định nhập khẩu sản phẩm CÓ SẴN THƯƠNG HIỆU về Việt Nam hoặc sản xuất tại nước họ dưới tên thương hiệu của chính bạn, bạn cần nhớ vấn đề BẢO HỘ THƯƠNG HIỆU.

Điều mà mọi người đều từng nghe đến nhưng hiểu biết còn mù mờ. Thông thường chi phí truyền thông, marketing cho một thương hiệu nhập khẩu chính ngạch và xây dựng nền tảng lâu dài rất tốn kém.

Nhiều doanh nghiệp bị kiệt quệ bởi khoản chi phí khổng lồ này dẫn đến bỏ cuộc, và nhiều người phát điên muốn tự sát nếu đổ tiền như đốt vào chi phí kể trên nhưng bị người khác cướp mất thương hiệu, hoặc hàng xách tay tràn về.

Thử tưởng tượng bao tâm huyết, tiền bạc bỏ ra để lan tỏa thương hiệu, nhưng lại bị những kẻ khác trục lợi.

Đứa con tinh thần có nguy cơ bị cướp trắng nếu chưa đăng kí bảo hộ thương hiệu với Cục sở hữu trí tuệ thì điều đó vô cùng đau đớn. Hãy nhớ rằng tờ đơn đăng kí thương hiệu chưa nói lên được điều gì, cái chúng ta cần cuối cùng đó là giấy chứng nhận từ Cục sở hữu trí tuệ.

Thông thường từ lúc đăng kí cho tới khi chắc chắn cầm được tờ giấy này trên này mất khoảng 2-3 năm.

CFS Chứng nhận lưu hành tự do (Certificate of Free Sale)

Giấy CFS tức là Giấy chứng nhận lưu hành tự do (Certificate of Free Sale) là một loại giấy chứng nhận do cơ quan nhà nước có thẩm quyền của nước xuất khẩu cấp cho thương nhân xuất khẩu sản phẩm, hàng hóa để chứng nhận rằng sản phẩm, hàng hóa đó được sản xuất và được phép lưu hành tự do tại nước xuất khẩu.

Thông thường thời gian thực tế để đối tác nước xuất khẩu làm xong giấy CFS này mất từ 1- 12 tháng, giấy phép này sẽ được lãnh sự quán Việt Nam tại nước sở tại chấp thuận.

Giấy công bố hợp quy/ Giấy xác nhận công bố phù hợp quy định

Sau khi có CFS, sản phẩm mẫu, và một số các yêu cầu từ Cục Việt Nam về xét nghiệm mẫu, thành phần …. tùy thuộc từng dòng sản phẩm và ngành hàng.

Bạn sẽ đăng kí xin giấy công bố tại Việt Nam, thời gian thực tế để làm giấy công bố này cũng tùy thuộc vào dòng sản phẩm bạn chọn. Nếu là mỹ phẩm thì rất nhanh, nhưng nếu là Thực phẩm chức năng hay đồ ăn, uống thì khá lâu.

Có một sản phẩm kỉ lục bên mình xin giấy công bố mất tới gần 2 năm trường kì, với sự hỗ trợ cả từ phía Nhật Bản và Việt Nam mới xong, đó là viên uống giảm cân Tamozi.

Bên mình đã có kinh nghiệm và hệ thống pháp lý vững vàng về nhập khẩu nhưng đôi lúc cảm thấy tuyệt vọng, mình định bỏ cuộc rất nhiều lần nhưng lại tự nhủ phải cố lên, cố lên …

Hai năm đằng đẵng chờ đợi rồi cũng được cầm giấy công bố trên tay. Quy chuẩn các sản phẩm của Nhật đều rất khó khăn và nghiêm ngặt, các bạn nên cân nhắc kĩ nếu định nhập khẩu các sản phẩm của Nhật.

Giấy CO/CQ

Khi các bạn có giấy công bố sản phẩm, lúc này các bạn sẽ liên hệ với đối tác nước ngoài để họ làm các thủ tục về Việt Nam. Lưu ý phải kiểm tra rõ ngành hàng, dòng sản phẩm để xin giấy cực quan trọng, đó là CO/CQ.

CO là giấy chứng nhận xuất xứ, tiếng Anh là Certificate of Origin.

CQ là giấy chứng nhận chất lượng – Certificate of Quality.

Một lô hàng có thể có 1 trong 2 loại giấy tờ này, hoặc có cả 2. Và tất nhiên cũng có trường hợp không có CO hay CQ đi kèm.

Ví dụ như một số các dòng sản phẩm mà bên mình đang phân phối thì khi xin được CO, tiền thuế nhập khẩu sẽ được MIỄN toàn bộ vì thỏa thuận thương mại giữa Việt Nam và nước sở tại, chỉ cần đóng tiền thuế giá trị gia tăng mà thôi.

Nhập khẩu về Việt Nam

Cùng là nhập khẩu chính ngạch, sẽ có hai đường vận tải, hoặc đường Air/ hoặc đường Sea. Chi phí vận chuyển bằng máy bay đắt gấp 5-10 lần so với đường biển nhưng nhanh hơn.

Nếu có những đợt khách cần hàng gấp, bên mình vận chuyển đường Air sẽ chỉ mất 2 ngày, nhưng nếu đường biển thì mất từ 15-20 ngày thông quan với các sản phẩm nhập khẩu từ Nhật Bản, Hàn Quốc, nhưng với hàng Châu Âu thì mất từ 1-2 tháng là bình thường.

Khi hàng về cảng, hải quan sẽ tạm giữ lô hàng để kiểm tra, thậm chí yêu cầu tham vấn giá tùy lô hàng.

Sau đó bạn sẽ nhận hàng từ bên công ty vận chuyển tại kho do bạn chỉ định.

Tổng kết:

Trên đây là những lộ trình đơn giản và dễ hiểu nhất để có thể hình dung về quá trình nhập khẩu hàng hóa từ nước ngoài về.

Quá trình mất thời gian dài, tỉ mỉ, chuẩn pháp lý, tốn kém tiền bạc nhưng bù lại cho bạn một tương lai kinh doanh bền vững, không bị phụ thuộc quá nhiều vào các yếu tố “tiểu ngạch”.

Hi vọng những nội dung này sẽ giúp ích được các bạn đang có ý định nhập khẩu các dòng sản phẩm chất lượng về Việt Nam phân phối, đêm các sản phẩm tốt đến tay người tiêu dùng.

Nếu cần thêm thông tin, các bạn có thể comment để mình trả lời trong phạm vi hiểu biết của mình.

Chia sẻ của Trâm Tạ

Bài viết này có hữu ích với bạn không?

Click vào một ngôi sao để đánh giá bài biết!

Đánh giá trung bình 5 / 5. Số phiếu: 1

Không có phiếu bầu cho đến nay! Hãy là người đầu tiên đánh giá bài này.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết có 0 bình luận
THÔNG TIN NGƯỜI GỬIĐóng (x)

Bài Hay Nên Đọc

Bài Mới Xuất Sắc

Case Study Mùa Dịch: Bán Hết 500kg Cua Trong 1 Ngày

Đây là một case study khá thú vị với mình trong mùa dịch, chưa dừng việc bán hết 500kg cua mà những ngày tiếp theo...

Seeding Facebook – Hiệu Ứng Đám Đông Không Bao Giờ Đi Sau Thời Đại

Mình làm chuyên về dịch vụ seeding từ lúc mà seeding còn chưa biết đến nhiều bị. Thậm chí anh chị em đánh đồng vào...

Cổ Phiếu Bất Động Sản Có Phải Là Những Tài Sản Bất Động Thời Gian Tới?

Trước khi tìm hiểu dòng cổ phiếu BĐS có tiếp tục là dòng cổ phiếu đáng đầu tư cho năm 2021-2022. Chúng ta cùng nhìn...

Hạng mục đầu tư – Tại Sao Stocks Có Thể Đánh Bại Bonds Hay Gold?

Đầu tư có thể được hiểu là việc từ bỏ nhu cầu tiêu tiền ở thời điểm hiện tại của bản thân mình, chuyển số...

Ma Trận BCG Là Gì?

Được tạo bởi Boston Consulting Group, ma trận Boston – còn được gọi là ma trận BCG hoặc ma trận tăng trưởng – cung cấp...

Ngày Kép 5.5 Thì Làm Gì Để Nhiều Đơn Hàng?

Trước tiên, shop cần tối ưu lại trang chủ của shop, banner, hình ảnh sản phẩm và nội dung mô tả của các sản phẩm...