Mindset Self-service Và Self-learning Giúp Nâng Cao Hiệu Quả Working Remote

Đợt này, em đang ngâm cứu bạn Gitlab thấy có cả một kho tri thức khổng lồ được dựng lên, hoàn toàn open cho người ngoài. Đọc mới thấy đúng là Gitlab đi đầu về văn hóa remote, nuôi dưỡng mindset working remote hiệu quả cao cho tất cả nhân viên ngay từ đầu gia nhập công ty.

Ở đây em xin sẽ tóm sơ lược một số mindset mà em thấy ấn tượng và có ích của Gitlab khi ở chế độ làm việc xa nhau để các anh chị cùng tham khảo

Văn hóa Tôn thờ tài liệu từ trong máu

Bạn có thể thấy tại nhiều công ty, do mọi người không chú trọng vào xây dựng và cập nhật tài liệu nội bộ. Điều này tạo ra một sự nghi ngờ đối với tài liệu khi họ thấy tài liệu không lệch so với thực tế quá nhiều.

Cách duy nhất để có được thông tin chính xác là hỏi một người khác. Khi nhiều người cùng hỏi một người một vấn đề tương tự mà không sự ghi chép kế thừa, dẫn đến tốn kém thời gian công sức, chưa kể đến thông tin còn bị rơi rớt khi người cũ ra đi, người mới vào.

Các công ty làm việc từ xa như Gitlab phát triển và tiếp nối được từ lứa này qua lứa khác chính là nhờ vào việc tôn thờ tài liệu; khuyến khích và trao quyền để tất cả thành viên có thể đóng góp vào kho tri thức chung.

Tất cả mọi thành viên đều có trách nhiệm như nhau trong việc viết tài liệu nội bộ. Nhờ đó mà Gitlab có thể xây dựng được một chu trình cho sự tự tìm hiểu, tự phục vụ và tự học tập. Keyword mà mình tìm được ở đây là mindset self-searching, self-service, self-learning.

Mindset self-service và self-learning rất quan trọng kể từ khi mới gia nhập

Giả định rằng câu hỏi của bạn đã được trả lời!

Những công ty làm việc remote toàn bộ như Gitlab mọi người rất có ý thức trong việc viết lại những quy trình mình làm, viết lại những thực hành (practices), tips để làm việc trong team, trong công ty một cách hiệu quả.

Ngay từ ngày đầu tiên vào công ty, mọi thành viên mới đều cần nghĩ rằng câu hỏi của họ đã được trả lời rồi. Nghe có vẻ kỳ lạ và không tự nhiên, nhưng suy nghĩ này sẽ là một sự chuyển dịch đối với các bạn mới.

Là người mới vào, chắc chắn bạn sẽ có những câu hỏi tương đồng với những người mới vào trước đó, nên điều đầu tiên bạn làm khi có 1 câu hỏi xuất hiện trong đầu là đi tìm kiếm thông tin, chứ không phải là đi hỏi 1 ai đó.

Tất nhiên bạn sẽ cần biết chỗ để tìm, đơn giản thôi vì Gitlab cũng có luôn 1 bài hướng dẫn bạn cách tìm kiếm hiệu quả.

Sẽ có những người mới vào không quen với việc bị nhồi cho một đống tài liệu, hướng dẫn để đọc nhưng vào Gitlab, bạn phải tập quen với điều đó.

Gitlab nói rằng họ thà để một bạn mới ngập trong kho thông tin hữu ích giúp bạn ấy tự thẩm thấu theo tốc độ của riêng bạn ấy còn hơn là thiếu thông tin hoăc không nắm được cái gì. Việc có sẵn mọi loại thông tin như vậy một cách tự nhiên lại đang thể hiện giá trị minh bạch mà Gitlab tôn thờ.

Chủ động trả lời câu hỏi và viết lại để người khác thừa hưởng

Có những câu hỏi bạn đã tìm thấy được ngay câu trả lời, nhưng có những câu hỏi mà chưa từng có ai ghi lại đáp án. Việc của bạn là làm việc với 1 bộ phận hoặc chuyên gia có liên quan, đặt câu hỏi để họ trả lời và chính bạn sẽ là người viết lại câu trả lời đó.

Mindset mặc định ngay từ đầu: Chủ động tìm câu trả lời và giúp người khác thừa hưởng câu trả lời bạn đã tìm ra. Luôn mang trong mình mindset tự phục vụ, tự tìm tòi và tự học hỏi, đồng thời nuôi dưỡng trong mình những đức tính cẩn thận, chăm chỉ và thấu cảm với những người khác. Đó là những phẩm chất mà Gitlab đang rèn luyện cho nhân viên của mình qua những thói quen làm việc nhỏ như vậy.

Bạn cũng có thể liên tưởng đến tinh thần Đáp đền tiếp nối (Paying it forward) mà mọi người vẫn thường nói đến. Khi ai đó giúp bạn hoặc chia sẻ với bạn những điều hay, cách bạn trả ơn tốt nhất là hãy giúp đỡ những người khác, tiếp tục sẻ chia những điều hay đó cho những người khác. Cứ thế, các hành động tử tế, người tốt việc tốt sẽ được nhân rộng lên trong toàn bộ tổ chức.

Ưu tiên chế độ công khai hơn là chế độ riêng tư

Một thói quen ăn sâu bám rễ mà Gitlab đã thay đổi được cho nhân viên của mình. Đó là thói quen hỏi đáp một cách riêng tư. Mọi người thường nghĩ rằng khi mình đặt câu hỏi cho 1 vài người ở kênh chat riêng tư thì sẽ đỡ làm phiền quá nhiều người.

Nhưng Gitlab đã chuyển đổi mindset của tất cả nhân viên, rằng việc hỏi đáp ở các kênh giao tiếp công cộng, công khai sẽ giúp tăng cường tính phối hợp, cộng tác giữa mọi người với nhau. Những vấn đề trong công ty mà ai cũng có thể gặp phải, mà không quá đời tư cá nhân, nếu có thể, từ giờ hãy cân nhắc chuyển sang raise lên tại kênh public. Nhờ các cuộc hỏi đáp công khai mà chúng ta đều có thể học được từ trải nghiệm của nhau.

Thực tế, để làm được điều này, Gitlab cũng phải cổ vũ nhân sự của mình nuôi dưỡng tinh thần low level of shame, tức là mặt dày hơn, bớt cái tính xấu hổ và mạnh dạn hơn. Ví dụ họ thúc đẩy hỏi đáp công khai, hay khuyến khích không nên đợi đến khi hoàn hảo mới tiết lộ công việc của cá nhân hay của team.

Trả lời bằng một đường link hướng dẫn

Khi một câu hỏi được đưa ra, bạn hãy ưu tiên đưa ra câu trả lời bằng 1 đường link với nội dung bạn tìm thấy hoặc ghi chép. Vì sao vậy?

Đây là những lợi ích:

  • Giúp người nhận được câu trả lời tự thẩm thấu kiến thức và thông tin theo cách của riêng họ
  • Bạn cũng đỡ tốn thời gian để trả lời qua lại, viết lại chính đáp án mà bạn tìm được hoặc đã chia sẻ trước đó.
  • Làm gương cho người khác, cho người mới, cho họ thấy rằng họ cũng có thể thực hiện việc đáp đền tiếp nối bằng việc ghi chép lại đáp án, tri thức họ đang có.

Chia sẻ lời cảm ơn của bạn một cách công khai

Thay vì đơn thuần cảm ơn người đã giúp đỡ mình và chỉ 2 bạn biết với nhau, Gitlab cổ vũ nhân viên của mình công khai các lời cảm ơn này trên 1 channel chung thanks trên slack. Điều này giúp cho các đội nhóm khác cũng biết được ai đang làm việc tốt, ai đang thể hiện giá trị cốt lõi của công ty, ai đang đóng góp vào sự phát triển chung của cả tập thể.

Chia sẻ của Bùi Mai Phương

Bài viết này có hữu ích với bạn không?

Click vào một ngôi sao để đánh giá bài biết!

Đánh giá trung bình 0 / 5. Số phiếu: 0

Không có phiếu bầu cho đến nay! Hãy là người đầu tiên đánh giá bài này.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết có 0 bình luận
THÔNG TIN NGƯỜI GỬIĐóng (x)

Bài Hay Nên Đọc

Bài Mới Xuất Sắc

Case Study Mùa Dịch: Bán Hết 500kg Cua Trong 1 Ngày

Đây là một case study khá thú vị với mình trong mùa dịch, chưa dừng việc bán hết 500kg cua mà những ngày tiếp theo...

Seeding Facebook – Hiệu Ứng Đám Đông Không Bao Giờ Đi Sau Thời Đại

Mình làm chuyên về dịch vụ seeding từ lúc mà seeding còn chưa biết đến nhiều bị. Thậm chí anh chị em đánh đồng vào...

Cổ Phiếu Bất Động Sản Có Phải Là Những Tài Sản Bất Động Thời Gian Tới?

Trước khi tìm hiểu dòng cổ phiếu BĐS có tiếp tục là dòng cổ phiếu đáng đầu tư cho năm 2021-2022. Chúng ta cùng nhìn...

Hạng mục đầu tư – Tại Sao Stocks Có Thể Đánh Bại Bonds Hay Gold?

Đầu tư có thể được hiểu là việc từ bỏ nhu cầu tiêu tiền ở thời điểm hiện tại của bản thân mình, chuyển số...

Ma Trận BCG Là Gì?

Được tạo bởi Boston Consulting Group, ma trận Boston – còn được gọi là ma trận BCG hoặc ma trận tăng trưởng – cung cấp...

Ngày Kép 5.5 Thì Làm Gì Để Nhiều Đơn Hàng?

Trước tiên, shop cần tối ưu lại trang chủ của shop, banner, hình ảnh sản phẩm và nội dung mô tả của các sản phẩm...