CHIẾN LƯỢC CHĂM SÓC KHÁCH HÀNG CŨ được bonus trong lớp Chiến lược marketing. Nhiều khi chăm sóc khách hàng CŨ còn LỢI NHUẬN hơn đi tìm Khách hàng MỚI các bạn ạ!
Họ là những người đã trải nghiệm bạn, cọ xát và là minh chứng sống cho chất lượng cũng như giá trị mà thương hiệu bạn đã cam kết và theo đuổi. Khi bạn yêu thương họ, tận lực, tận tâm với họ tự họ sẽ thấu cảm và nở bung trái tim với sự cảm kích, sự tri ân và muốn được lan toả, được chia sẻ về bạn bằng một tình yêu chân thành.
Câu hỏi đặt ra là để họ mua không dễ, khiến họ trung thành rất khó và họ còn trở thành người sẵn sàng đứng ra bảo vệ – bệnh vực thương hiệu của bạn với niềm tự hào như thể bạn chính là 1 phần cuộc sống của họ lại càng khó hơn gấp bội phần, làm thế nào đây?
Nhiều khi ta nghĩ chưa hiểu về nhau thì thu hút dễ hơn và chính vì tư duy đó khiến ta nỗ lực chỉ để bán được 1 lần xong rồi chấm hết. Khi đó ta mới chỉ nhìn cho bản thân mình, ta chưa đủ khả năng để thấu cảm cũng như chăm sóc họ một cách trọn vẹn, ta chưa đủ khả năng đầu tư thời gian, công sức cho họ để giúp họ có 1 trải nghiệm trên kỳ vọng suốt một hành trình dài.
Việc biến họ thành kênh truyền thông cùng sáng tạo nội dung với mình đòi hỏi bạn phải nhìn thấy hoặc vẽ được lộ trình phát triển tâm thức và đồng hành với họ xuyên suốt.
Đôi khi bạn không chỉ bán một sản phẩm/dịch vụ như ban đầu bạn tính toán mà còn có khả năng tạo ra những gói sản phẩm/dịch vụ khác một cách bất ngờ theo dòng phát triển tự nhiên của nhu cầu bên trong họ và thu về lợi nhuận nhiều hơn những gì được chuẩn bị kỹ càng trước đấy.
Giờ đây họ không chỉ mua 1 lần, mua 1 mình và không phải bạn độc tôn trên thị trường, có khi kẻ bán còn nhiều hơn người mua nữa cơ. Thế thì phải khai thác Vòng đời của khách hàng, hiểu được lộ trình phát triển của họ sẽ đi qua những giai tầng nào để kịp thời đồng hành.
Đặc biệt, sau mỗi chiến dịch, bạn thu về được một lượng database nhưng:
Bạn đã biết cách phân tích cũng như tận dụng nguồn dữ liệu này chưa?
Làm sao để khai thác triệt để lượng data mà bạn đã mất rất nhiều tiền mới có được?
Và trong mỗi giai đoạn chúng ta sẽ phải cân nhắc đâu mới là nhóm khách hàng thực sự GIÁ TRỊ vào THỜI ĐIỂM này để tập trung chăm sóc cũng như dồn nguồn lực vào khai thác họ?
Bạn đã PHÂN LOẠI từng nhóm khách hàng cụ thể ra để có những chiến dịch/nội dung hoặc cách thức truyền tải thông điệp riêng biệt chưa?
Bằng cách nào để tiết kiệm nhất mà hiệu quả nhất?
Chia sẻ của Tam Nguyen