Khi Khách Hỏi Giá Cả, Hãy Trao Họ Giá Trị

Ngẫm cho cùng, người không ngoan nhất là người biết LẮNG NGHE

Gần đây nhiều người hay bàn ra nói vào câu chuyện về những thiết kế logo giá bằng 5 bằng 10 bát phở, về những thiết kế gia sẵn sàng “tử vì đạo”, giá nào cũng nhận. Mình thấy cũng còn có nhiều điều chưa rõ ràng nên hôm nay mình nên viết đôi dòng tâm tư cùng anh em.

Bên mình làm thiết kế tầm 5 năm nay, hiện giờ, 1 cái logo giá thấp nhất cũng là 4 triệu (trừ 1 số trường hợp khách quen, làm nhiều hạng mục…). Bên mình cũng nhỏ, nhân lực ít, nên cũng không bị áp lực về đơn hàng, cứ túc tắc mà làm, có khi còn không thấy làm kịp nên phải từ chối khách. Nhưng cũng chưa từng có khách nào phàn nàn về giá cao cả, thậm chí có nhiều khách còn ưu ái feedback bảo giá đó bên mình tốt hơn thị trường.

Đoạn trên viết không phải để khoe, mà chỉ để chia sẻ với các anh em, logo đơn giản nó cũng là 1 mặt hàng, nghĩa là hoàn toàn có thể ĐỊNH GIÁ được. Và anh em muốn sản phẩm của mình có GIÁ CAO thì anh em phải mang đến cho khách hàng 1 GIÁ TRỊ cao tương ứng.

Khi anh em có giá trị rồi, anh em có thể phớt lờ được những khách hàng muốn giá thấp cũng như những “đối thủ” giá thấp khác.

Trong kinh doanh có khái niệm KHÁCH HÀNG MỤC TIÊU. Việc ĐỊNH GIÁ và GIÁ TRỊ của anh em cần dựa vào khái niệm này: Anh em muốn phục vụ ai?

Một chủ shop nhỏ thì họ chỉ cần 1 logo tải trên mạng về sửa lại tên, không cần bảo hộ, giá 500k. Anh em cứ mở shop đi sẽ hiểu, còn ti tỉ thứ tiền phải chi, logo làm cái cho có để treo lên thôi. Vậy thì thuận mua vừa bán, sẽ có những anh em designer đồng ý làm với mức giá ấy, tương ứng là GIÁ TRỊ của các anh em ấy cũng chỉ có thế.

Một doanh nghiệp lớn sẵn sàng chi cả chục, hàng chục triệu làm cái logo. Anh em cho là nó không đẹp, không đáng giá ấy. Nhưng anh em chỉ nhìn cái logo, anh em đâu biết hết được những GIÁ TRỊ mà đơn vị thiết kế đã trao cho doanh nghiệp đâu.

Ví dụ như bên mình, 1 job thiết kế logo luôn sẽ có kèm trước đó: 1 bộ câu hỏi khảo sát thương hiệu rất dài và được biên soạn riêng cho từng doanh nghiệp bởi những người nhiều năm kinh nghiệm trong tư vấn xây dựng thương hiệu, 1-2 buổi làm việc trực tiếp/online giữa 2 bên dạng KHẢO VẤN và TƯ VẤN về CHIẾN LƯỢC THƯƠNG HIỆU.

Sau những việc đó rồi, thì team thiết kế mới bắt đầu vào việc. Xong việc thiết kế rồi, thì lại quay lại cho đội tư vấn HỖ TRỢ khách về việc ứng dụng vào trong truyền thông thương hiệu… Nhờ những việc làm như thế, hơn 80% khách hàng bên mình đều là do khách cũ giới thiệu, hoàn toàn không dựa vào quảng cáo một đồng nào.

Còn trong CHIẾN LƯỢC GIÁ, những mặt hàng như logo thường được định giá bằng chiến lược giá theo thời gian. Nghĩa là để ra được những kết quả đó, cần bao nhiêu con người làm việc trong bao nhiêu lâu, những người đó đang có mức giá tính theo giờ làm việc thế nào.

Ví dụ 1 designer bên mình có lương khoảng 20 triệu/tháng (lương này quy định bởi năng lực, kinh nghiệm, thị trường…), tương đường 1 giờ giá khoảng 100k. Vậy bản thiết kế cần làm hết 3 ngày thì giá chừng 2.4 triệu phần thiết kế. Bên cạnh đó còn có chi phí cho ông account, ông quản lý, vận hành và lợi nhuận công ty..v.v.

Tính như vậy sẽ ra được giá 1 thiết kế là 4 triệu. Đây là đứng trên góc nhìn người bán, dựa trên mô hình kinh doanh. Sau đó anh em cần làm ngược lại là đứng trên góc nhìn người mua và thị trường, để nhắm đúng nhóm KHÁCH HÀNG MỤC TIÊU mà mình vừa nói ở trên, để bán được sản phẩm thiết kế của anh em.

Một doanh nghiệp họ sẽ không chỉ mua mỗi thiết kế mà họ còn mua cả uy tín, trách nhiệm, tiến độ, hậu mãi… Nên GIÁ BÁN của anh em cũng là bán tất chỗ đó, chứ đâu bán chỉ mỗi bản thiết kế.

Nhiều anh em cũng hay hỏi mình rằng, anh em thấy ngại, thấy sợ… không dám định giá thiết kế cao hơn nên mới toàn làm mấy cái ba lăng nhăng ba trăm, năm trăm… như thế. Mình thì cho rằng, khi mình có 1 sản phẩm PHÙ HỢP với khách hàng, mà mình không bán cho họ, thì là mình có lỗi với khách hàng.

Vì nếu họ không mua hàng của mình, mà đi mua của bên khác, họ cũng sẽ mất tiền, ít hơn hoặc nhiều hơn, nhưng quan trọng là họ không nhận được sản phẩm ĐÚNG Ý của họ. Tiền mất tật mang chính là như vậy.

Chốt lại, thay vì sân si, hãy chọn cho mình đúng nhóm KHÁCH HÀNG MỤC TIÊU, xác định chính xác GIÁ TRỊ mình cần mang đến cho khách hàng, từ đó, anh em sẽ quyết định được GIÁ CẢ cuộc chơi và mặc kệ những gã “designer tự xưng” giá rẻ. Anh em nhỉ?

Chia sẻ của Thanh Tùng

Bài viết này có hữu ích với bạn không?

Click vào một ngôi sao để đánh giá bài biết!

Đánh giá trung bình 5 / 5. Số phiếu: 1

Không có phiếu bầu cho đến nay! Hãy là người đầu tiên đánh giá bài này.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết có 0 bình luận
THÔNG TIN NGƯỜI GỬIĐóng (x)

Bài Hay Nên Đọc

Bài Mới Xuất Sắc

Case Study Mùa Dịch: Bán Hết 500kg Cua Trong 1 Ngày

Đây là một case study khá thú vị với mình trong mùa dịch, chưa dừng việc bán hết 500kg cua mà những ngày tiếp theo...

Seeding Facebook – Hiệu Ứng Đám Đông Không Bao Giờ Đi Sau Thời Đại

Mình làm chuyên về dịch vụ seeding từ lúc mà seeding còn chưa biết đến nhiều bị. Thậm chí anh chị em đánh đồng vào...

Cổ Phiếu Bất Động Sản Có Phải Là Những Tài Sản Bất Động Thời Gian Tới?

Trước khi tìm hiểu dòng cổ phiếu BĐS có tiếp tục là dòng cổ phiếu đáng đầu tư cho năm 2021-2022. Chúng ta cùng nhìn...

Hạng mục đầu tư – Tại Sao Stocks Có Thể Đánh Bại Bonds Hay Gold?

Đầu tư có thể được hiểu là việc từ bỏ nhu cầu tiêu tiền ở thời điểm hiện tại của bản thân mình, chuyển số...

Ma Trận BCG Là Gì?

Được tạo bởi Boston Consulting Group, ma trận Boston – còn được gọi là ma trận BCG hoặc ma trận tăng trưởng – cung cấp...

Ngày Kép 5.5 Thì Làm Gì Để Nhiều Đơn Hàng?

Trước tiên, shop cần tối ưu lại trang chủ của shop, banner, hình ảnh sản phẩm và nội dung mô tả của các sản phẩm...