Cải Thiện Profile – Bài Viết Nghìn Like

Trong bài chia sẻ này thì tôi sẽ show hand tất tần tật những bí kíp mà mình đã thực hiện, và có một key quan trọng nhất, sau khi mọi người đọc xong bài viết này thì hãy THỰC HÀNH ngay lập tức nhé.

Động lực đến từ đâu

Thật ra, đó giờ tôi chỉ là một đứa làm nền tảng, cái tin nhắn ATP Software mỗi ngày đều gửi đều đặn ” hôm nay tôi đã không bán được đơn nào” Tôi đã nhận nó suốt 1 năm kể từ khi mới bắt đầu có tới giờ. Tôi ở trong tâm thế KHÔNG CẦN PHẢI BÁN HÀNG… và vì thế cũng không cần phải xây profile cho trust.

Sau đó, tôi lại phải xây dựng profile cho trust để tăng uy tín, xây nền tảng, kéo traffic và tôi thấy chỉ cần ĐĂNG BÀI thôi là đủ… ngoài ra thì tôi ngồi tạo tài liệu, training…. ỉ lại công ty có thể kéo học viên cho mình —-> cũng chẳng xây profile làm gì… mà nói đúng hơn là LƯỜI.

Nhưng sau đó, khi được đảm nhận 1 dự án. Một câu nói của anh Lâm mà tôi khá thấm…. nếu không nhờ nền tảng công ty, thì mày tự mình bán được bao nhiêu? (khuếch đại nổi đau một chút… nếu mày không ăn bám ATP thì mày làm được gì…) và Minh cảm thấy đúng như kiểu mình bị cụt tay cụt chân, chả làm được gì chỉ có cái mồm…

  • KHÔNG LÀM THÌ CHẾT….. chết đói
  • KHÔNG LÀM THÌ NHỤC…. mang tiếng LEADER làm việc chả ra hồn
  • KHÔNG LÀM THÌ MẤT TƯƠNG LAI…

Và từ đó tôi đã tìm hiểu bản chất của việc bán hàng...”bán hàng là đi kết nối + tạo ra giá trị càng nhiều càng tốt”

MUỐN CÓ TƯƠNG TÁC CAO, ĐẦU TIÊN LÀ PHẢI TRAO GIÁ TRỊ… LIÊN TỤC

Và để trao giá trị nhiều thì kỹ năng VIẾT là kỹ năng quan trọng nhất. Biết là cái này nói đi nói lại hoài và nó rất rất rất căn bản nhưng giờ có moi thêm, sâu xa thêm thì nói nó cũng về ngược lại cái này.

Điều mà rất nhiều người thành công làm được…. Đó là làm tốt những thứ căn bản nhất…. Và làm chúng theo thời gian dài… Liên tục.

Như một câu nói đơn giản “tích tiểu thành đại”…. ai cũng nghe cả trăm, có khi cả ngàn lần… nhưng mấy ai hiểu và làm theo. Nếu ai thấm nhuần được câu nói này, người đó chắc chắn sẽ giàu

Bởi vì từ khóa “trao giá trị”, Tôi càng nghiệm thì càng đúc kết ra những vấn đề sau:

  • KHÔNG SỢ CHỬI…. từ thời đầu, tôi viết… viết có hay đâu, bị chửi quài chứ gì… nhưng ráng viết (vì không viết sẽ chết đói).
  • LÀM LIÊN TỤC… khi làm liên tục thì tôi nhận ra được nhiều điều, bị chửi nhiều cũng khôn ra…. dần già viết hay hơn
  • TẠO THÓI QUEN…. sau khi thực hiện đủ 21 ngày viết liên tục, giờ viết là một thói quen mỗi ngày của tôi. Ngày nào mà không viết tôi sẽ cảm thấy rất phế…. và cảm thấy như mình chẳng làm được gì cho đời —-> phải viết.
  • TRAO ĐÚNG CÁI NGƯỜI TA CẦN…. Tôi chẳng cần biết người ta thích gì, viết 100 bài, 20 bài được người ta thích, sẽ đào sâu chủ đề của 20 bài viết này… và từ đó tương tác cứ ổn dần dần.
  • TẠO QUÁN TÍNH NGHĨ CHO NGƯỜI DÙNG… 1 key quan trọng nhất… ĐỌC XONG ÁP DỤNG ĐƯỢC GÌ KHÔNG… không lan man là yếu tố quyết định.

“Nhắc lại, muốn làm điều gì thì phải hiểu BẢN CHẤT vấn đề của nó”

Làm sao để có một bài viết chất lượng

Bài viết chất lượng là bài viết phải có nhiều like, nhiều comment, nhiều share. Vậy trước khi chúng ta viết bài, chúng ta phải hiểu KHÁCH HÀNG sẽ THỰC HIỆN HÀNH ĐỘNG GÌ sau khi ĐỌC BÀI VIẾT của chúng ta. Đây là một kỹ năng đẳng cấp của người làm content… khiến khách hàng thực hiện theo những gì chúng ta muốn (điều khiển con người bằng cách viết….).

Mỗi nội dung mà chúng ta viết ra, lúc nào cũng sẽ có 3 trường hợp

  • Nhiều like
  • Nhiều comment
  • Nhiều share

Vậy vì sao khách hàng lại thực hiện các hành động like, share, comment đó? Chủ đề bài viết này là gì mà họ lại hành động như vậy?

Hành động like

Đây là một thói quen của người dùng facebook, họ chỉ cần đi ngang qua, thấy cái ảnh đẹp quá là like, thấy cái tiêu đề hay quá là like trước cái đã —-> Muốn khách hàng Like nhiều thì chỉ cần LÀM CHO BÀI VIẾT HÀO NHOÁNG, ĐẸP ĐẸP CHÚT là họ like,

  • Hình ảnh thật đẹp
  • Có chữ trong hình ảnh
  • Chữ phải nổi bật vấn đề
  • Tiêu đề phải cực kì thú vị
  • Có những dòng (…..) dưới tiêu đề để kích thích người dùng

Ngoài ra, yếu tố “trust” từ việc đăng bài liên tục, có “fan” cũng giúp chúng ta tăng like bài viết, càng viết nhiều, viết hay dần đều lên thì like cũng tăng theo.

Hành động comment

Comment và Share mới là yếu tố quan trọng nhất đề bài viết được REACH hơn tới nhiều người. Cứ thêm 1 người comment, bài viết của bạn SẼ ĐƯỢC FACEBOOK cho hiển thị tới 100 người mới (cái này là quan niệm của mình thôi nha, không phải thuật toán facebook hay gì đâu, vì vậy phải làm sao để được nhiều người comment, còn không thì mình phải tự comment luôn).

Vì sao người ta lại cmt:

  • Cám ơn bài viết vì bài viết hay
  • Chia sẻ quan điểm cá nhân về chủ đề bài viết
  • Trả lời câu hỏi của chủ tus
  • Cãi nhau với chủ tus
  • Chê bai
  • Thấy có hình bóng mình trong đó
  • Cảm thấy nể người viết
  • Cảm thấy cảm động vì bài viết
  • Comment để xin tài liệu
  • Comment để được nhận quà….

Và rất nhiều lý do khác nữa, mỗi chủ đề, mỗi ngách đôi khi lại có thêm vài lý do khác nhau… và để biết được điều đó thì chúng ta chỉ cần đọc hàng trăm comment trong group rồi ngồi nghiệm là chúng ta sẽ hiểu… Sau khi hiểu rồi, chúng ta sẽ biết mình nên thêm các yếu tố như thế nào trong bài viết để được người ta dễ comment.

Hành vi share

Cái này là cái quan trọng để chúng ta được viral nè. Hành động comment thì có rất nhiều lý do, nhưng hành động share nó lại là một đẳng cấp mới hơn so cmt. Để một người share một bài viết thì điều đó khá là khó, một vài lý do để họ share bài viết:

  • Share 1 mình tôi để đọc lại vì quá bận
  • Share 1 mình tôi để đọc lại vì quá dài
  • Share về để “sở hữu” vì bài chứa quá nhiều thông tin (bài tổng hợp)
  • Share để chửi
  • Share vì quá tâm đắt.
  • Share vì quá cute, dễ thương
  • Share vì quá ngầu
  • Share vì nói hộ nỗi lòng

Hành vi share ở đây còn bao gồm cả lấy link đăng vào zalo, lấy link gửi vào chat cho bạn bè, lấy link đăng vào group, hoặc copy paste ghi nguồn… cái nào cũng sẽ giúp bạn viral và mỗi cái này nó đều có vài lý do riêng biệt nữa… chúng ta phải nghiên cứu ra các lý do đó thì chúng ta mới ứng dụng được.

Sáng tạo nội dung mỗi ngày

Giờ mới tới phần quan trọng nè, việc bắt đầu viết một cái gì đó đôi khi rất khó. thường thì chúng ta rất ngại viết vì các lý do:

  • Viết chẳng ai đọc (này thì chắc bị muốn chai mặt rồi)
  • Viết ngu, sợ bị chửi
  • Chẳng biết phải viết gì, chẳng có ý tưởng nào trong đầu…

Mấy việc này xảy ra rất thường xuyên, ngay cả mình đôi khi cũng chẳng biết viết gì… nhưng việc này nó chỉ xảy ra trong khoảnh khắc, và mình có những thủ thuật nhỏ để tìm ra chủ đề mới:

  • Phương pháp brainstorming
  • Phương pháp vẽ sơ đồ hình nhánh
  • Đọc lướt vài trang sách để nảy sinh ý tưởng
  • Lướt các cộng đồng, research chủ đề
  • Lướt các newfeed của các chuyên gia, diễn giả
  • Dạo các blog

Nhưng, trước khi ứng dụng được các thủ thuật đó, mình phải chuẩn bị được KIẾN THỨC NỀN đủ vững, chỉ khi đó chúng ta mới có thể brainstorming hoặc sáng tạo ra ý tưởng mới được. Ngoài ra, khi viết bài thì chúng ta còn phải nghĩ tới 1 yếu tố:

TĂNG THU – GIẢM CHI

Đây là một câu thần chú mà mình luôn tâm niệm trong đầu mỗi khi viết bài. Chủ đề này có giúp người ta tăng thu giảm chi không (vì tệp đối tượng của mình là người kinh doanh).

Ngoài ra, nếu bạn là người bán hàng, bạn viết cho khách hàng của mình thì bạn có thể áp dụng công thức TĂNG TÍCH CỰC – GIẢM TIÊU CỰC. TĂNG NIỀM VUI – GIẢM NỔI BUỒN v.v….

Cách để viết bài viết nghìn like

  • Bước 1: Chọn chủ đề (như những gì đã nói ở trên), và sau đó là kiếm
  • Bước 2: Lập dàn ý (để ít viết lan man, lủng củng)
  • Bước 3: Nghiên cứu và update thêm dàn ý (đọc tài liệu, sách, chuyên gia…)
  • Bước 4: Tối ưu nội dung, lược bỏ những phần không tăng thu giảm chi
  • Bước 5: Thêm các yếu tố tâm lý, call to action trong nội dung (tăng tính tương tác cho bài viết)
  • Bước 6: Call to action
  • Bước 7: Call to action
  • Bước 8: Call to action.
  • Bước 9: Đăng bài đúng môi trường (group là nhiều tương tác nhất)
  • Bước 10: Rep all comment (cái này quan trọng)

Một khi chúng ta đã đăng bài, điều quan trọng nhất là giữ vững tinh thần, sơn kem chống nhục, mặt chét bê tông vào có khi đăng bài lên chả có ma nào like, không những không like mà còn vào chửi sai chính tả nữa… nhưng mà thay vì ngồi fix bài, ngồi suy nghĩ… thì viết 3 bài mới đi (giống như khi bị khách hàng từ chối mua hàng thì lại đi kiếm 3 khách hàng tiếp theo.

Yếu tố của bài viết nghìn like:

  • Đăng bài liên tục để có FAN
  • Có một cái ảnh cực đẹp (có call to action, có điểm nhấn, có tận dụng tâm lý khách hàng trong câu chữ, hình ảnh)
  • Có một tiêu đề cực hay, cực thu hút
  • Có nền tảng kiến thức căn bản tốt, rộng….
  • Có thái độ viết bài tốt (không sân si, chú trọng vào chia sẻ. Tôi viết bài này cho dù là viết cho ai thì cũng giống như tui đang viết cho người thân của tôi)
  • Có tâm thế phát triển, đón nhận feedback, học hỏi cao.
  • Có SIÊU NHẬN THỨC về việc MÌNH PHẢI THAY ĐỔI, phải viết được bài viết nghìn like.

Thủ thuật tăng trưởng tương tác cho bài viết profile

Cái này nó thiên về CÔNG THỨC, nói nôm na thì sẽ phải áp dụng “Bài toán bốc thuốc”. Nhưng trước đó thì chúng ta phải fix các vấn đề:

  • Avatar, cover, thông tin tài khoản cực trust
  • Đồng điệu với khách hàng, họ đang muốn học hỏi kiến thức, thì mình phải là chuyên gia, họ đang muốn thỏa mãn cảm xúc, mình phải là idol, họ đang bị bệnh, mình phải là bác sĩ…

Và quan trọng nhất, khi vừa đăng một bài viết, HÃY ĐI KẾT BẠN LIÊN TỤC.

Khi mình kết bạn tới họ, họ sẽ đọc bài viết đầu tiên trên profile, nếu bài viết đó hay và phù hợp với họ, họ sẽ tương tác với bài viết đó. Và SIÊU ĐẶC BIỆT, MỘT CÔNG THỨC MÀ MÌNH ĐÃ NGHIỆM RA: “Nếu họ thấy 3 bài viết của mình LIÊN TỤC, đều hay, họ sẽ có thiện cảm, và rất dễ thành FAN.

Ví dụ:

  • Mình đăng bài viết Tất tần tật kiến thức Content vào Group “Người viết lách”. mọi người đọc bài viết thấy hay, mọi người vào tường nhà mình
  • Tường nhà của mình cũng kha khá trust, họ sẽ đọc bài viết đầu tiên “Cách lập dàn bài content cho người không chuyên” Họ lại cảm thấy rất cần thiết (thành viên nhóm content) và họ cảm thấy rất hay, sau đó họ lại đọc bài viết tiếp theo
  • Ở bài viết này chủ đề là “Kế hoạch content mẫu của Agency”, bài này lại yêu cầu họ cmt mới được nhận nội dung,… sau khi cmt xong thì trong thời gian chờ đợi họ không biết làm gì, họ lại đọc bài số 3/
  • Bài số 3 lại là 1 bài dạng “câu hỏi”, dân sáng tạo nên làm gì để có động lực????? Họ lại cảm thấy đúng cái tâm sự của mình, họ lại comment vào….

Cứ thế cứ thế thì họ sẽ tương tác với nhiều bài viết trên tường của mình, đây là áp dụng giữa thủ thuật “kết bạn sau khi đăng bài” và “bài toán bốc thuốc”. Nếu 3 bài viết mình chỉ đăng đúng 1 dạng content thì khách hàng sẽ rất chán, họ chỉ thực hiện 1 hành động duy nhất là like thôi.

Bài viết cũng khá dài, đây là một chia sẻ thực tế những gì mình làm, tuy nó hơi cầu kì nhưng đã thực hiện riết nên nó thành quán tính luôn rồi, hy vọng bài viết này hữu ích cho mọi người!

Chia sẻ của Leo Minh

Bài viết này có hữu ích với bạn không?

Click vào một ngôi sao để đánh giá bài biết!

Đánh giá trung bình 4.5 / 5. Số phiếu: 2

Không có phiếu bầu cho đến nay! Hãy là người đầu tiên đánh giá bài này.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết có 0 bình luận
THÔNG TIN NGƯỜI GỬIĐóng (x)

Bài Hay Nên Đọc

Bài Mới Xuất Sắc

Case Study Mùa Dịch: Bán Hết 500kg Cua Trong 1 Ngày

Đây là một case study khá thú vị với mình trong mùa dịch, chưa dừng việc bán hết 500kg cua mà những ngày tiếp theo...

Seeding Facebook – Hiệu Ứng Đám Đông Không Bao Giờ Đi Sau Thời Đại

Mình làm chuyên về dịch vụ seeding từ lúc mà seeding còn chưa biết đến nhiều bị. Thậm chí anh chị em đánh đồng vào...

Cổ Phiếu Bất Động Sản Có Phải Là Những Tài Sản Bất Động Thời Gian Tới?

Trước khi tìm hiểu dòng cổ phiếu BĐS có tiếp tục là dòng cổ phiếu đáng đầu tư cho năm 2021-2022. Chúng ta cùng nhìn...

Hạng mục đầu tư – Tại Sao Stocks Có Thể Đánh Bại Bonds Hay Gold?

Đầu tư có thể được hiểu là việc từ bỏ nhu cầu tiêu tiền ở thời điểm hiện tại của bản thân mình, chuyển số...

Ma Trận BCG Là Gì?

Được tạo bởi Boston Consulting Group, ma trận Boston – còn được gọi là ma trận BCG hoặc ma trận tăng trưởng – cung cấp...

Ngày Kép 5.5 Thì Làm Gì Để Nhiều Đơn Hàng?

Trước tiên, shop cần tối ưu lại trang chủ của shop, banner, hình ảnh sản phẩm và nội dung mô tả của các sản phẩm...