Tài Chính Doanh Nghiệp

Tôi làm tư vấn cho nhiều doanh nghiệp, nhưng không ít lần phải từ chối phân tích tài chính của doanh nghiệp có danh tiếng và doanh thu ngàn tỷ.

Tôi cũng đã từng phải dựng lại hồ sơ, hình ảnh hoạt động của doanh nghiệp trong vòng 10 năm, mà chủ doanh nghiệp yêu cầu cũng chỉ cần chính xác tới 80-90%, với mục đích là cho họ biết thực sự hiện nay tài sản của doanh nghiệp có những gì, ở đâu.

Tôi cũng đã từng tư vấn xây dựng hệ thống kiểm soát nội bộ cho nhiều doanh nghiệp, cùng với việc xây dựng hệ thống kế toán, để giám đốc không phải đi xin số liệu của kế toán (giống như kế toán mới là người trả công, còn ông chủ là người làm thuê cho kế toán)

Tôi cũng đã từng phải out khỏi một doanh nghiệp, bởi hai bạn kế toán mới vào nghề, khi tôi được thuê làm CFO parttime…

Tại sao lại như vậy? Chắc những công ty này cần một giám đốc tài chính fulltime để phân tích tài chính, để làm những việc về tài chính như một số nhà lý luận tài chính vẫn thường hay đề cập:

  • Tài trợ (Financing): tìm tiền
  • Đầu tư (Investing): chi tiền
  • Cổ tức (Dividend): chia tiền…

Trong những lần tiếp xúc với các chủ doanh nghiệp, tôi luôn được hỏi:

  • Thế nào là một giám đốc tài chính?
  • Một giám đốc tài chính cần có những năng lực, kiến thức chuyên môn như thế nào?
  • Doanh nghiệp tôi có cần một giám đốc tài chính không?

Vâng! Doanh nghiệp SMEs có cần một giám đốc tài chính không? Không ít những doanh nghiệp băn khoăn không biết mình có cần một giám đốc tài chính không, nhưng không biết giám đốc tài chính sẽ làm gì trong doanh nghiệp của mình. Bạn hãy xem những việc làm cơ bản của giám đốc tài chính nêu trên, để xem doanh nghiệp bạn có cần không nhé.

Và đây là câu trả lời của tôi

Bạn hiểu đúng về công việc, khả năng của giám đốc tài chính để tuyển chọn và thuê môt giám đốc tài chính đúng nghĩa chưa? Bạn đã đủ khối lượng công việc và khả năng tài chính để thuê một giám đốc tài chính đúng nghĩa chưa?

Rất nhiều người tự nhận mình là giám đốc tài chính, nhưng thực tế lại không đủ khả năng để phân tích sâu một báo cáo tài chính, hoặc đưa ra giải pháp tài chính khi cần thiết.

Rất nhiều doanh nghiệp thuê giám đốc tài chính, nhưng công việc của họ chỉ là của một kế toán trưởng.

Nhiều bài học thực tế cho thấy, chỉ một quyết định về tài chính, một giải pháp về tài chính, đã đưa doanh nghiệp thành một doanh nghiệp khổng lồ sau một thời gian ngắn, hoặc mang lại lợi nhuận hơn cả hoạt động của một phân xưởng sản xuất hàng năm…

Để có được những giám đốc tài chính có khả năng đó, thì bản thân họ phải có kiến thức và trải nghiệm trong nghề, cũng như hiểu về lĩnh vực hoạt động của doanh nghiệp, và cũng phải hiểu biết về quản lý, quản trị…

Tất nhiên với những giám đốc tài chính có năng lực như thế, thì doanh nghiệp SMEs không có đủ khả năng để ký hợp đồng lao động với họ. Giải pháp của SMEs là thuê tư vấn từ những chuyên gia này khi cần thiết, hoặc mời làm việc partime. Việc của chuyên gia tài chính, là đưa ra quyết định, chứ không phải thời gian ngồi ở văn phòng của doanh nghiệp, vì thế bạn đừng ngại ngần gì khi phải hợp tác với họ như thế

Tuy nhiên, bài viết này tôi không định nói về giám đốc tài chính, mà tôi nói về tài chính của doanh nghiệp. Một vấn đề rất nhức nhối mà tôi nhận thấy khi tư vấn cho doanh nghiệp.

Nói về sức khỏe tài chính doanh nghiệp

Không thể không nói tới phân tích báo cáo tài chính. Nhưng tại sao tôi phải từ chối không phân tích? Bởi vì , doanh nghiệp ngàn tỷ, nhưng vẫn không lên báo cáo tài chính.

Tại sao không lên được báo cáo tài chính. Bởi vì những doanh nghiệp này làm 2 hệ thống sổ sách. Hệ thống sổ sách báo cáo thuế, thì vẫn lên được báo cáo tài chính, nộp theo đúng quy định. Nhưng chắc chắn chúng ta đều hiểu, số liệu trên báo cáo này, nhằm trốn thuế, nên sẽ không phải ảnh tình hình tài chính thực tế của doanh nghiệp. Vậy thì phân tích báo cáo tài chính này, sẽ không có số liệu thực tế về hoạt động của doanh nghiệp

Còn báo cáo nội bộ thì không được lập ( nhiều công ty số liệu của nội bộ mới là tình hình hoạt động thực tế của công ty). Nhiều công ty số liệu nội bộ thực tế chỉ là theo dõi dòng tiền, không được hạch toán đầy đủ.

Hơn nữa, vì không có áp lực của việc lập báo cáo theo quy định của nhà nước và nộp theo đúng hạn, nên những báo cáo nội bộ thường không được lập. Chủ doanh nghiệp cũng không bao giờ hỏi tới báo cáo này, vì có đọc bao giờ đâu. Thường chủ doanh nghiệp chỉ hỏi báo cáo lãi lỗ theo từng lô hàng, hoặc theo từng kỳ, mà không hỏi tới báo cáo tài chính đầy đủ theo quy định.

Với tình trạng thực tế: Báo cáo được lập thì không chính xác, số liệu chính xác thì không lập báo cáo tài chính! Nên những trường hợp này, tôi đành từ chối không phân tích tài chính của họ.

Những doanh nghiệp phải lập lại hồ sơ, hình ảnh hoạt động của công ty trong 10 năm

Chính là những công ty lập hai hệ thống sổ sách như trên. Sau 10 năm hoạt động, không biết mình có gì, còn gì, tiền, tài sản mình nằm ở đâu?

Với hệ thống sổ sách nội bộ không được lên báo cáo tài chính, không sử dụng được tính hệ thống, tính cân đối, vai trò kiểm tra, kiểm soát… của công tác kế toán, nên khi doanh nghiệp muốn sử dụng các quyết định tài chính, nhưng không có số liệu chính xác về vốn vài tài sản trong doanh nghiệp, không có báo cáo tài chính nội bộ để phân tích tình hình tài chính trong doanh nghiệp.

Rất nhiều kế toán trưởng có nghiệp vụ chuyên môn giỏi

Nhưng vì lý do gì đó, họ không thiết lập được bộ máy kế toán phù hợp. Không ít những kế toán, là người làm thuê, nhưng khi giám đốc hỏi tới số liệu, thì khất lần, hoặc đưa ra những lý do khách quan để không cung cấp, hoặc cung cấp chậm.

Có những kế toán, sau khi làm việc với doanh nghiệp, thì tiền và hệ thống khách hàng, thị trường của doanh nghiệp bốc hơi cùng kế toán, để rồi sau đó doanh nghiệp có luôn một đối thủ cạnh tranh. Hơn nữa, bạn cũng không hiểu số liệu của kế toán đưa ra có chính xác không, và cũng không hiểu anh ta bận rộn gì để tới mức không đưa ra ngay được những số liệu cần thiết.

Những doanh nghiệp phát triển nóng, phát triển bền vững, hoặc cần sự mình bạch trong hoạt động của mình, cần tới công tác tài chính… mới thấy cần một số liệu kế toán, tài chính rõ ràng, chính xác.

Nếu bạn chưa có số liệu kế toán, tài chính rõ ràng, chính xác, để minh bạch với các thành viên góp vốn, hoặc gọi vốn (các quỹ đầu tư sẽ không đánh giá cao hồ sơ của bạn, nếu bạn có hai hệ thống sổ sách), thì hãy nghĩ tới việc thiết lập bộ máy kế toán cho hoàn thiện

Nếu bạn chưa yên tâm về số liệu của kế toán cung cấp, nếu bạn vẫn phải đi xin số liệu của kế toán, nếu bạn chưa yên tâm về tiền, tài sản, hệ thống bảo mật, thông tin và những tài nguyên khác của doanh nghiệp được kiểm soát và bảo vệ, thì hãy nghĩ tới việc thiết lập hệ thống kiểm soát nội bộ của doanh nghiệp mình. Hãy bảo vệ tài sản, tài nguyên của doanh nghiệp mình trước, vì nó chính là nguồn lực để doanh nghiệp bạn phát triển.

Hệ thống kiểm soát nội bộ, trên cơ sở phần mềm quản trị hệ thống, sẽ giúp cho bạn kiểm tra kiểm soát được toàn bộ hoạt động của doanh nghiệp, trong đó có công tác tài chính kế toán. Đồng thời ngăn chặn những rủi ro như mất tiền, mất tài sản, mất thông tin, mất tài nguyên… của doanh nghiệp. Trên cơ sở hệ thống này, các bạn cũng quản lý làm việc theo nhóm, và ghi dấu những công việc của từng người, từ đó phân trách nhiệm và quản trị hiệu quả…

Vậy đấy, vài lời chia sẻ cùng các bạn. Nếu thực sự doanh nghiệp bạn chưa quan tâm tới công tác kế toán, chưa quan tâm tới hệ thống kiểm soát nội bộ, bảo vệ tiền và tài sản của mình, chưa quan tâm tới minh bạch hiệu quả sử dụng vốn… thì việc thuê giám đốc tài chính đúng nghĩa, là một vấn đề lãng phí không cần thiết.

Thông điệp tôi gửi tới các bạn: Hãy quan tâm tới tài chính của chính doanh nghiệp mình, từ những vấn đề tưởng như đơn giản. Và người đó, trước tiên phải là chính bạn, chứ không phải một giám đốc tài chính.

Chia sẻ của Bùi Thị Lê Phương

Bài viết này có hữu ích với bạn không?

Click vào một ngôi sao để đánh giá bài biết!

Đánh giá trung bình 0 / 5. Số phiếu: 0

Không có phiếu bầu cho đến nay! Hãy là người đầu tiên đánh giá bài này.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết có 0 bình luận
THÔNG TIN NGƯỜI GỬIĐóng (x)

Bài Hay Nên Đọc

Bài Mới Xuất Sắc

Case Study Mùa Dịch: Bán Hết 500kg Cua Trong 1 Ngày

Đây là một case study khá thú vị với mình trong mùa dịch, chưa dừng việc bán hết 500kg cua mà những ngày tiếp theo...

Seeding Facebook – Hiệu Ứng Đám Đông Không Bao Giờ Đi Sau Thời Đại

Mình làm chuyên về dịch vụ seeding từ lúc mà seeding còn chưa biết đến nhiều bị. Thậm chí anh chị em đánh đồng vào...

Cổ Phiếu Bất Động Sản Có Phải Là Những Tài Sản Bất Động Thời Gian Tới?

Trước khi tìm hiểu dòng cổ phiếu BĐS có tiếp tục là dòng cổ phiếu đáng đầu tư cho năm 2021-2022. Chúng ta cùng nhìn...

Hạng mục đầu tư – Tại Sao Stocks Có Thể Đánh Bại Bonds Hay Gold?

Đầu tư có thể được hiểu là việc từ bỏ nhu cầu tiêu tiền ở thời điểm hiện tại của bản thân mình, chuyển số...

Ma Trận BCG Là Gì?

Được tạo bởi Boston Consulting Group, ma trận Boston – còn được gọi là ma trận BCG hoặc ma trận tăng trưởng – cung cấp...

Ngày Kép 5.5 Thì Làm Gì Để Nhiều Đơn Hàng?

Trước tiên, shop cần tối ưu lại trang chủ của shop, banner, hình ảnh sản phẩm và nội dung mô tả của các sản phẩm...