Có Nên Xây Dựng Thương Hiệu Khi Làm Dropshipping?

Dropshipping mọi người đều đã biết mang lại lợi ích vượt trội cho người bán thông qua việc tối ưu chi phí và thời gian cho những hoạt động hậu cần kho vận. Thế nhưng việc không trực tiếp nhập hàng, kiểm hàng sẽ khó xây dựng thương hiệu cho người làm dropship.

Xây dựng thương hiệu cho cửa hàng dropshipping có cần thiết không?

Câu trả lời là CÓ!

Dù bạn đang kinh doanh theo mô hình nào thì việc xậy dựng thương hiệu, tạo dựng lòng tin đều là cốt lõi. Vậy để thu hút khách hàng và kích thích mua hàng lặp lại, bạn nên làm gì?

Tận dụng kênh truyền thông xã hội (social media)

Đây là một trong những kênh hiệu quả để quảng bá cửa hàng dropshipping của bạn như quảng cáo, chăm sóc khách hàng và xây dựng thương hiệu thông qua chiến lược nội dung. Mạng xã hội hiện nay đã trở thành một trong những kênh truyền thông phổ biến được ứng dụng trong digital marketing. Trong đó, Facebook với hơn 1. 7 tỉ người dùng với các đặc điểm khác nhau sẽ mang lại một môi trường truyền thông lý tưởng trên internet.

Trên môi trường mạng xã hội, nội dung (content) là yếu tố cốt lõi, vì vậy bạn cũng nên đầu tư để phát triển nội dung để thu hút khách hàng hiệu quả.

Theo dõi trải nghiệm khách hàng thông qua ratings và reviews

Trong mô hình dropshipping, những ý kiến đánh giá tiêu cực của khách hàng có thể ảnh hưởng đến hình ảnh của cửa hàng. Bên cạnh đó, reviews cũng là một trong những yếu tố ảnh hưởng đến quyết định mua hàng. Do đó, bạn cần quan tâm đến vấn đề này để tạo lợi thế cạnh tranh so với đối thủ.

Hãy tạo động lực cho khách hàng để họ đánh giá tốt cửa hàng hoặc sản phẩm của bạn bằng cách theo dõi trải nghiệm của họ. Những vấn đề liên quan đến trải nghiệm khách hàng bao gồm: Thời gian vận chuyển ngắn, sản phẩm chất lượng cao, dịch vụ khách hàng tốt. Bạn có thể sử dụng những đánh giá của khách hàng để làm bằng chứng chứng thực trên trang web bán hàng và kênh truyền thông mạng xã hội của bạn. Điều này giúp việc chuyển đổi khách hàng tốt hơn.

Tips: Bạn có thể “xin” review, đánh giá của khách hàng cũ bằng cách đưa ra cho họ lợi ích từ việc này – có thể là giảm giá, khuyến mại cho những lần mua tiếp theo. Hoặc bạn hãy nhờ bạn bè, người thân đánh giá tốt để tăng độ tin cậy cho thương hiệu.

Email marketing

Email trong những công cụ tiếp thị ít được chú trọng nhất trong digital marketing. Tuy nhiên, email là một kênh lý tưởng để bạn thông tin đến khách hàng một cách trực tiếp và gần gũi. Tiếp thị email giúp bạn thông báo đến khách hàng những thay đổi về giá cả, chính sách bán hàng, khuyến mại, các nội dung liên quan đến sản phẩm. Ngoài ra, nhiều công cụ tiếp thị email (chẳng hạn như mailchimp) còn giúp bạn tạo và lưu các thông tin, trình bày các phân tích và tạo báo cáo, nhờ đó bạn có thể phân tích dữ liệu khách hàng sâu hơn.

Quảng cáo ppc (pay-per-click ads)

Những kênh truyền thông mạng xã hội sẽ cho phép bạn thu hút khách hàng bằng cách nhiều hình thức quảng cáo, trong đó có quảng cáo PPC. Bạn sẽ tiếp cận được nhiều khách hàng hơn và chỉ trả phí mỗi khi có người dùng click vào trang web của bạn. Facebook và Google Adwords là 2 nền tảng quảng cáo PPC phổ biến trong thế giới quảng cáo trực tuyến.

Thiết kế chính sách đổi trả chặt chẽ

Đối với bán hàng online đặc biệt là mô hình dropshipping khi bạn không trực tiếp kiểm kê hàng hóa, các trường hợp hoàn hàng, trả hàng, đổi hàng rất thường xuyên xảy ra. Để đạt được mức độ hài lòng tối đa, bạn nên chú ý đến chính sách đổi trả hàng của cửa hàng. Quy trình xử lý các vấn đề hoàn hàng, trả hàng có thể khác nhau giữa các nền tảng bán hàng và tùy thuộc vào chính sách của nhà cung cấp.

Tuy nhiên, bạn nên yêu cầu nhà cung cấp dịch vụ dropshipping tiếp nhận và xử lý nhanh chóng trường hợp này. Ngoài ra, bạn nên liên hệ trực tiếp với khách hàng để tìm hiểu lý do họ muốn hoàn hàng hoặc trả hàng để có hướng xử lý phù hợp.

Tips: Bạn nên hạn chế tối đa việc hoàn, trả hàng bằng cách tìm những nhà cung cấp uy tín cho cửa hàng dropshipping của mình. Khi tìm nhà cung cấp, bạn cần tham khảo thông tin và so sánh tối thiểu 10 nhà cung cấp. Bạn nên nhập một vài sản phẩm từ 1 – 3 nhà cung cấp sau khi đã chọn lọc và thương lượng. Như vậy, bạn sẽ kiểm tra nguồn hàng ban đầu cũng như hiểu rõ hơn về sản phẩm trước khi quyết định nhập hàng từ nhà cung cấp đó.

Chia sẻ của Thao Phuong

Bài viết này có hữu ích với bạn không?

Click vào một ngôi sao để đánh giá bài biết!

Đánh giá trung bình 0 / 5. Số phiếu: 0

Không có phiếu bầu cho đến nay! Hãy là người đầu tiên đánh giá bài này.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết có 0 bình luận
THÔNG TIN NGƯỜI GỬIĐóng (x)

Bài Hay Nên Đọc

Bài Mới Xuất Sắc

Case Study Mùa Dịch: Bán Hết 500kg Cua Trong 1 Ngày

Đây là một case study khá thú vị với mình trong mùa dịch, chưa dừng việc bán hết 500kg cua mà những ngày tiếp theo...

Seeding Facebook – Hiệu Ứng Đám Đông Không Bao Giờ Đi Sau Thời Đại

Mình làm chuyên về dịch vụ seeding từ lúc mà seeding còn chưa biết đến nhiều bị. Thậm chí anh chị em đánh đồng vào...

Cổ Phiếu Bất Động Sản Có Phải Là Những Tài Sản Bất Động Thời Gian Tới?

Trước khi tìm hiểu dòng cổ phiếu BĐS có tiếp tục là dòng cổ phiếu đáng đầu tư cho năm 2021-2022. Chúng ta cùng nhìn...

Hạng mục đầu tư – Tại Sao Stocks Có Thể Đánh Bại Bonds Hay Gold?

Đầu tư có thể được hiểu là việc từ bỏ nhu cầu tiêu tiền ở thời điểm hiện tại của bản thân mình, chuyển số...

Ma Trận BCG Là Gì?

Được tạo bởi Boston Consulting Group, ma trận Boston – còn được gọi là ma trận BCG hoặc ma trận tăng trưởng – cung cấp...

Ngày Kép 5.5 Thì Làm Gì Để Nhiều Đơn Hàng?

Trước tiên, shop cần tối ưu lại trang chủ của shop, banner, hình ảnh sản phẩm và nội dung mô tả của các sản phẩm...